Trải qua các giai đoạn Bệnh viện đã trưởng thành, phát triển không ngừng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, luôn luôn khẳng định vai trò và vị thế của một Bệnh viện đầu ngành về sức khỏe tâm thần của Thủ đô.
Nếu không có biển hiệu Bệnh viện Tâm thần Hà Nội ngoài cổng, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đây là một công viên xanh.

Mỗi sáng, sau khi đánh thức bệnh nhân làm vệ sinh cá nhân, các khoa sẽ dẫn bệnh nhân đi tản bộ, tập thể dục.
|

Bệnh nhân được thăm khám và kiểm tra sức khỏe hàng ngày
|



Khác với tưởng tượng của nhiều người, thú vui của những bệnh nhân nơi đây hết sức tao nhã và giản dị. Người đọc sách, đánh cờ, người chơi bài, không chút âu lo về cuộc sống bộn bề bên ngoài
|


Hầu như các bệnh nhân đều mất ý thức trong những việc vệ sinh cá nhân hàng ngày nên các bác sĩ phải lo toàn bộ. Từ việc đánh thức, nhắc nhở tắm giặt cho đến cắt tóc, ăn cơm…
|
Chị Nhàn - Điều dưỡng khoa điều trị tâm thần người cao tuổi - chia sẻ: “Ở đây nhiều khi chăm các cụ còn hơn chăm con. Đi làm về con không ăn cũng không muốn nịnh, lúc nào con đói tự lấy đồ ăn. Nhưng các cụ không còn minh mẫn, nhiều khi không ăn phải bón vì nếu không phải chờ bữa sau chứ không có đồ cho bệnh nhân ăn vặt. Có bệnh nhân lại coi đây là nhà, con cháu đến đón về ăn tết vài hôm mà nhất định không đi”.


Nhiều trang thiết bị mới, hiện đại được lắp đặt phục vụ bệnh nhân phục hồi chức năng
|
Thạc sĩ Bác sĩ Lê Văn Cường - Trưởng khoa điều trị bệnh nhân cấp và bán cấp Nam chia sẻ: “Trong đây, mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai. Người khi xưa từng là bác sĩ chuyên mổ ở bệnh viện Việt Đức tài giỏi cứu biết bao nhiêu người, nay già yếu phải vào đây. Lại có những hoàn cảnh rất đau lòng, gia đình phải “gửi” con vào đây một năm để anh trai ở nhà lấy vợ”.

Các tuyển thủ được các khoa chọn để giao lưu thi đấu thể thao |

Phút thăng hoa của các bênh nhân cao tuổi |
Trong một xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với bộn bề cuộc sống, bệnh tâm thần có thể không chừa một ai. Bệnh nhân tâm thần không đáng sợ như những gì chúng ta thường nghĩ về họ. Vòng tay của người thân, sự đón nhận của cả xã hội sẽ là phương thuốc giúp họ trở lại với cuộc sống bình thường.