NHẬN XÉT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM TẠI BVTTHN

BÁO CÁO TÓM TẮT  

Tên đề tài: Nhận xét hiệu quả sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh

nhân trầm cảm tại BVTTHN                                                    

Thành viên tham gia:

Hoàng Việt Hà – CTXHV hạng III tại BVTTHN: chủ nhiệm đề tài

Ngô Thị Minh Tâm – CTXHV hạng III tại BVTTHN: Thư ký

Hoàng Phương – BSCKII tại BVTTHN : Cộng sự

Phạm Thị Khanh – CNĐD tại BVTTHN : Cộng sự

Tóm tắt: Trong đề tài chúng tôi nghiên cứu hiệu quả liệu pháp nhận thức hành vi trên 30 bệnh nhân bao gồm 15 bệnh nhân nhóm chứng và 15 bệnh nhân nhóm can thiệp. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm : phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp thống kê toán học ( SPSS 20). Kết quả cho thấy các 3 triệu chứng chủ yếu và 7 triệu chứng phổ biến đều có xu hướng giảm qua các giai đoạn T1 và T2 ở nhóm can thiệp. Điểm trung bình thang Hamilton đều giảm qua từn giai đoạn. Đều đó cho thấy sử dụng CBT kết hợp với hóa dược có hiệu quả hơn sử dụng hóa dược đơn thuần đối với bệnh nhân trầm cảm ở giai đoạn vừa và nhẹ.

  1. Đặt vấn đề

Trầm cảm là một rối loạn, bệnh lý thường gặp trong chuyên ngành Tâm thần, đặc trưng bởi sự buồn chán, mất hứng thú hoặc niềm vui, ngủ không yên giấc hoặc chán ăn, cảm giác mệt mỏi và kém tập trung, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trầm cảm có nhiều nguyên nhân có thể là bệnh lý nội sinh, có thể là rối loạn sau sang chấn tâm lý, bệnh lý thực tổn…Điều trị trầm cảm có nhiều phương pháp: liệu pháp hóa dược, liệu pháp tâm lý, kích thích từ xuyên sọ, kích thích điện, sốc điện… Tùy theo mức độ trầm cảm và nguyên nhân trầm cảm, có thể kết hợp một số liệu pháp điều trị.

          Rối loạn trầm cảm cần được can thiệp kịp thời, để lâu sẽ khó điều trị và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Ở Việt Nam hiện nay, điều trị trầm cảm chủ yếu  bằng phương pháp hóa dược, cũng có thể kết hợp liệu pháp hóa dược và liệu pháp tâm lý thường để mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị. Trị liệu tâm lý nói chung, trị liệu bằng liệu pháp nhận nhận thức – hành vi có thể giúp người bệnh trầm cảm nhanh ổn định, tăng tỷ lệ chấp hành điều trị, giảm tỷ lệ tái phát. Ưu điểm của liệu pháp nhận thức – hành vi không tác động trực tiếp về thể chất của người bệnh, nên không có những tác dụng không mong muốn về cơ thể. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nhận xét hiệu quả sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi ở bệnh nhân trầm cảm tại BVTTHN”làm đề tài nghiên cứu                                            khoa học cấp cơ sở.

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Liệu pháp nhận thức – hành vi và việc áp dụng liệu pháp trong trị liệu bệnh nhân trầm cảm.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp luận

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu

  1. Kết quả và bàn luận

  3.1. Đặc điểm trầm cảm trước can thiệp và điều trị thuốc

– Trầm cảm mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 60,0%, trầm cảm mức độ nhẹ 40,0%. Không có trầm cảm nặng.

– Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ trầm cảm giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Bảng 3.4. Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm trước can thiệp (N = 30).

Nhóm

 

Triệu chứng

Can thiệp

N = 15

Chứng

N = 15

Tổng

N = 30

P (χ2)
N % N % n %
Giảm khí sắc 15 100,0 13 86,7 28 93,3 0,1432
Giảm năng lượng 13 86,7 12 80,0 25 83,3 0,6242
Giảm quan tâm thích thú 9 60 12 80,0 21 70,0 0,2319

 

Nhận xét:

– Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm: giảm khí sắc, giảm năng lượng, giảm quan tâm thích thú khá cao, lần lượt là 93,3%, 83,3%, 70,0%.

– Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm giai đoạn T0 không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

 Tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm trước can thiệp (N = 30).

–  Tỷ lệ triệu chứng phổ biết của trầm cảm: giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tướng lai ảm đạm bi quan, ý tưởng, hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giác ngủ, ăn kém ngon miệng lần lượt là: 56.,7%, 40,0%, 50,0%, 50,0%,  30,0%, 76,7%, 60,0%.

– Không có sự khác biệt tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm giai đoạn T0 giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, p > 0,05

Điểm trung bình thang HAM-D giai đoạn T0 (N = 30).

– Điểm trung bình thang HAM-D trước can thiệp là 20,67 + 3,575 điểm. Thấp nhất 15 điểm, cao nhất 25 điểm.

– Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kề về điểm trung bình giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

3.3. Kết quả sau can thiệp

–  Giai đoạn T1 Tỷ lệ trầm cảm mức độ vừa ở nhóm can thiệp thấp hơn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ trầm cảm giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, p > 0,05.

Bảng 3.8. Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của  trầm cảm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giai đoạn T1 (N = 30).

Nhóm

 

Triệu chứng

Can thiệp

N = 15

Chứng

N = 15

OR P

( χ2, Fisher Exact)

N % N %
Giảm khí sắc 12 80,0 15 100,0 0,800 0,2241
Giảm năng lượng 10 66,7 15 100.0 0,667 0,0421
Giảm quan tâm thích thú 5 33,3 7 46,7 0,5714 0,4560

Nhận xét:

– Tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc, giảm năng lượng, giảm quan tâm thích thú  giai đoạn T1 của nhóm can thiệp đều thấp hơn nhóm chứng, lần lượt là 80,0%, 66,7%, 33,3%.

– Tỷ lệ triệu chứng giảm nnawng lượng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p < 0,05 và có tỷ lệ thấp ở nhóm can thiệp (66,7%).

Bảng 3.9. Tỷ lệ mức độ trầm cảm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giai đoạn T2 (N = 30).

Nhóm

 

Mức độ TC

Can thiệp

N = 15

Chứng

N = 15

OR P (χ2)
N % N %
Không trầm cảm 13 86,7 8 53,3 5,687 0,046
Trầm cảm nhẹ 2 13,3 7 46,7 0,175
Trầm cảm vừa 0 0 0 0

Nhận xét:

– Mức độ trầm cảm của cả nhóm nghiên cứu giai đoạn T2 giảm rõ rệt: chỉ còn 46,7% trầm cảm mức độ nhẹ, không có trầm cảm vừa, nặng. Không trầm cảm chiếm tỷ lệ 53,3%.

– Tỷ lệ mức độ trầm cảm giai đoạn T2 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p < 0,05

Bảng 3.10. Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của  trầm cảm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giai đoạn T2 (N = 30).

Nhóm

 

Triệu chứng

Can thiệp

N = 15

Chứng

N = 15

OR P (χ2)
N % N %
Giảm khí sắc 4 26,7 4 26,7 1,000 1,000
Giẩm năng lượng 1 6,7 6 33,3 0,107 0,030
Giảm quan tâm thích thú 0 0 1 6,7

 

Nhận xét:

– Tỷ lệ triệu chứng giảm năng lượng giai đoạn T2 thấp ở nhóm can thiệp (6,7%) so với nhóm chứng (33,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.

– Tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc, triệu chứng giảm quan tâm thích thú giai đoạn T2 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng, với p > 0,05.

Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của  trầm cảm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng giai đoạn T2 (N = 30).

Nhận xét:

– Triệu chứng phổ biến của trầm cảm giai đoạn T2: giảm tập trung chú ý, giảm tính tự trọng và lóng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn tương lai ảm đảm, ý tưởng, hành vi tự hủy hại thân thể hoặc tự sát không còn ở nhón can thiệp, chỉ còn tỷ lệ thấp ở nhóm chứng (6,7% đến 13,3%).

  1. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận

– Cả hai phương pháp điều trị trầm cảm bằng liệu nhận thức hoạt hành vi kết hợp với hóa dược và hóa dược đơn thuần đều làm giảm tỉ lệ trầm cảm qua các thời điểm, bắt đầu từ thời điểm T0 đến T2.

– Liệu pháp kích hoạt hành vi được thực hiện trong sáu buổi, khi kết hợp với hóa dược hiệu quả trong điều trị trầm cảm cho bệnh nhân điều trị ngoại trú.

–  Phương pháp điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi kết hợp với hóa dược hiệu quả hơn so với phương pháp điều trị bằng hóa dược đơn thuần trong việc làm giảm mức độ trầm cảm ở hầu hết các thời điểm.

– Phương pháp điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi kết hợp với hóa dược hiệu quả hơn so với phương pháp điều trị bằng hóa dược đơn thuần trong việc làm giảm các triệu chứng trầm cảm chủ yếu  ở hầu hết các thời điểm.Trừ triệu chứng giảm quan tâm thích thú ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

4.2. Kiến nghị

Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị:

Để nâng cao hiệu quả điều trị trầm cảm cho bệnh nhân ở bệnh viện tâm thần thì bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cần nên cho bệnh nhân trị liệu tích cực bằng liệu pháp nhận thức hành vi, cần tạo ra nhiều hoạt động khuyến khích bệnh nhân tham gia. Việc bệnh nhân ngồi một chỗ, nằm ngủ nhiều sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy chán nản và mệt mỏi hơn.

Summary

Tên đề tài: Evaluating the effectiveness of using cognitive behavioral therapy in disease depressive patients at  Hanoi mental hospital                                   

Tóm tắt:

In this study, we studied the effectiveness of cognitive behavioral therapy on 30 patients, including 15 patients in the control group and 15 patients in the intervention group. The research methods used in the project include: document research method, case study method, mathematical statistical method (SPSS 20). The results showed that the 3 main symptoms and 7 common symptoms all tended to decrease through the T1 and T2 stages in the intervention group. The average score of the Hamilton scale decreases over each period. All of them show that using CBT in combination with pharmacotherapy is more effective than using pharmacotherapy alone for patients with moderate and mild depression.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Hữu Bình (2008),Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc bệnh thực thể”, Tạp chí Y học lâm sàng, tr.15-19.
  2. 2. Bộ môn tâm thần và tâm lý y học (2005),Rối loạn cảm xúc”, Bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 215-252.
  3. Bộ Y tế (2008), Tài liệu số 16 – Phục hồi chức năng tâm thần dựa vào

cộng đồng”, Bộ Y tế, 16, tr. 3-14.

  1. 4. Trần Văn Cường (2011),Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”, Tạp chí Y học thực hành, 1-13.
  2. Nguyễn Bá Đạt (2002),Bước vào con đường nghiên cứu trị liệu tâm lý đối với rối loạn trầm cảm”, tạp chí tâm lý học (11), tr 37
  3. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008),Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tr. 87-91.
  4. Ngô Gia Hy (2005), “Từ điển bách khoa Y học Anh Việt”. NXB Y học, tr 37
  5. Nguyễn Công Khanh (2000),Tâm lý trị liệu ứng dụng trong lâm sàng và tự chữa bệnh”, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, tr 31-32
  6. Lương Bạch Lan (2009), Tỷ lệ và yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, (13) tr. 1-5.
  7. Trần Viết Nghị (2004), Nghiên cứu dịch tễ – lâm sàng rối loạn trầm cảm tới một số quần thể cộng đồng”,  Hội thảo quốc gia Chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử, tr. 76-83.
  8. Hồ Ngọc Quỳnh (2010),Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh viên điều dưỡng tại đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh ( 14) tr. 95-100.

Leave A Comment