KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NGƯỜI CAO TUỔI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

  • Trang chủ
  • Nghiên cứu khoa học
  • KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NGÃ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NGƯỜI CAO TUỔI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Lê Thị Thúy

Thư ký: ThS.BS Đỗ Quang Vinh

Cộng sự: BSNT. Nguyễn Văn Hải, CNĐD Đặng Thị Mận, Nguyễn Thị Mai

Đặt vấn đề: Ngã là sự cố liên quan đến an toàn NB được báo cáo phổ biến nhất ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi2 với khoảng 36.000 vụ ngã được báo cáo ở các cơ sở chăm sóc tại Anh hàng năm. Con số này cũng tương tự tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần khác như Úc và Hoa Kỳ. Nguy cơ té ngã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như tình trạng sa sút trí tuệ,5 trầm cảm6 hưng cảm và lo âu7 đặc biệt ở những người bệnh có sử dụng thuốc hướng thần

Ngã là hậu quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau xoay quanh môi trường sống của người bệnh. Ngã ở người cao tuổi hầu hết liên quan tới một hay nhiều yếu tố nguy cơ đã biết như các bệnh lý đồng mắc, suy giảm trí nhớ, rối loạn thăng bằng… Yếu tố môi trường ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ té ngã. Có từ ½ đến 2/3 các trường hợp ngã xảy ra xung quanh nhà của nạn nhân như sàn nhà, bếp, cầu thang, nhà vệ sinh, vườn cây… Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phát hiện và cải thiện các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ ngã ở người cao tuổi trong tương lai Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát thực trạng ngã và một số yếu tố liên quan ở người bệnh điều trị tại khoa người cao tuổi bệnh viện Tâm thần Hà Nội” với 2 mục tiêu:

Mô tả thực trạng ngã ở người bệnh điều trị tại khoa người cao tuổi bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến ngã ở nhóm đối tượng trên

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 107 người bệnh nam điều trị nội trú tại khoa người cao tuổi bệnh viện Tâm thần Hà Nội, trong thời gian nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu.

Người bệnh từ 50 tuổi trở lên, điều trị nội trú tại khoa điều trị người cao tuổi – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong thời gian nghiên cứu.

Sơ đồ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu
Chọn mẫu nghiên cứu phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ, quan sát theo dõi kết hợp với  phỏng vấn khi ra viện

                Ngã <2 lần                                         Ngã ≥ 2 lần

Mô tả, tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm của nhóm
Đánh giá các yếu tố liên quan
Mô tả, tìm hiểu, đánh giá các đặc điểm của nhóm
  • Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỷ lệ trong quần thể”:

Trong đó:

n: Là cỡ mẫu nghiên cứu.

p:  Tỷ lệ Ngã ở người cao tuổi, theo  Rubenstein và cộng sự chỉ ra rằng tỷ lệ ngã ở nhóm người bệnh >65 tuồi là 40% p = 0,4 22 .

α: Là sai số loại I, ước tính trong nghiên cứu = 0,05 (độ tin cậy là 95%).

Z1 – α/2: Là hệ số tin cậy = 1,96, với α = 0,05.

d:  Là độ chính xác mong muốn giữa mẫu và quần thể = 0,07

Theo công thức trên tính cỡ mẫu tối thiểu là n = 96. Vậy cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là 96 người bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được tất cả 107 người bệnh.

Kết quả

Bảng 3. 1Đặc điểm về tuổi ở nhóm đối tượng nghiên

Nhóm tuổiN=107Tỷ lệ (%)
50-593129,0
60-695349,5
≥ 702321,5
Tuổi trung bình63,5 ±7,85

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiện cứu là 63,5 ±7,85.

Trong đó NB có độ tuổi ít nhất là 53 tuổi, NB có độ tuổi lớn nhất là 86 tuổi. Trong các nhóm tuổi, nhóm tuổi từ 60-69 chiếm nhiều nhất (49,5%)

Bảng 3. 2 Đặc điểm về cân nặng, số bệnh NK mắc phải, HA, bất thường về dáng đi

Đặc điểmNhómN=107Tỷ lệ (%)
Chỉ số BMI≤ 18,5 thiếu cân87,5
18,5-24,9 bình thường6661,7
> 25 Béo phì3330,8
Cân nặng TB57,68 ±10,3
Mắc bệnh NK kèm theoKhông4743,9
6056,1
Số bệnh NK TB ở nhóm có mắc0,8
Bất thường về dáng đi2927,1
Không7872,9

Nhận xét: Số lượng Nb có BMI bình thường cao nhất (61,7%), chỉ có 8 người bệnh thiếu cân (7,5%).

Có 60 NB mắc các bệnh NK kèm theo chiếm tỉ lệ 56,1%. Có 27,1% số người bệnh có bất thường về dáng đi

Biểu đồ 3. 1 Tỷ lệ ngã của nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3. 3 Đặc điểm các yếu tố ngoại cảnh gây ngã

Yếu tố ngoại cảnh gây ngãN=62Tỷ lệ (%)
Ánh sáng không đủ3758,7
Sàn nhà trơn trượt               3251,6
Vấn đề về giày dép2946,8
Đồ đạc bố trí lộn xộn 2946,9
Lối đi trong nhà khó khăn2743,5

  Nhận xét: Số lượng Nb có BMI bình thường cao nhất (61,7%), chỉ có 8 người bệnh thiếu cân (7,5%). Có 60 NB mắc các bệnh NK kèm theo chiếm tỉ lệ 56,1%. Có 27,1% số người bệnh có bất thường về dáng đi

Bảng 3. 4 Đặc điểm kiểu ngã

Kiểu ngãN=62Tỷ lệ (%)
Khi đứng dậy   3759,7
Giường xuống đất                  3454,8
Ghế xuống đất  2845,2
Vấp3861,3
Xô đẩy   1219,4
Trượt3454,8

Nhận xét: Ngã khi đứng dậy chiếm tỉ lệ cao nhất trong hoàn cảnh ngã ( 59,7%), xô đẩy ít gặp nhất chiếm 19,4%.

Bàn luận:

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 63,5 ±7,85 ( Bảng 3.1). Trong đó nhóm đối tượng ≥ 70 có 23 người chiếm tỷ lệ ít nhất 21,5%. Nhóm đối tượng 60-69 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 49,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu khác tại các khoa hoặc bệnh viện chăm sóc sức khỏe tâm thần người cao tuổi với độ tuổi trung bình là 63,4 . Kết quả cũng phù hợp với đặc điểm tại khoa điều trị người cao tuổi với tuổi trung bình >60.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số NB ngã trong vòng 1 năm là 62 người bệnh, chiếm tỉ lệ 58%. Nghiên cứu của Rubenstein và cộng sự chỉ ra rằng tỷ lệ ngã ở nhóm người bệnh >65 tuồi là 40% . Nghiên cứu của Finkelstein và cộng sự cũng cho thấy tỉ lệ ngã ở người cao tuổi mắc rối loạn tâm thần cao hơn 4,5 lần so với người không mắc rối loạn tâm thần. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng có ít nhất một phần ba tỉ lệ người cao tuổi ngã trong vòng 1 năm . Như vây kết quả của chúng tôi phù hợp các kết quả khác trên thế giới. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu về ngã ở người bệnh mắc rối loạn tâm thần, tuy nhiên các nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ ngã ở người cao tuổi trung bình lớn hơn 30%. Tần suất ngã trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ  ≤1 lần / tháng chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 56,5%, tần suất 2-3 lần/ tháng chiếm 30,6%, ≥ 4 lần/ tháng chiếm tỉ lệ 12,9%. Điều này cho thấy thực trạng ngã của người bệnh cao tuổi mắc rối loạn tâm thần rất cao.

Về địa điểm ngã, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỉ lệ người bệnh ngã trong viện cao hơn so với ở nhà ( 80,6% và 64,5%). Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân như việc sử dụng thuốc hướng tâm thần, môi trường không quen thuộc,… Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác khi cho kết quả tỉ lệ người bệnh ngã trong viện cao hơn so với ngoài cộng đồng5,24,39.

          Đặc điểm kiểu ngã, trong kết quả của chúng tôi ghi nhận: ngã do vấp gặp ở 61,3% người bệnh, tiếp theo là ngã khi đang cố gắng đứng dậy chiếm 59,7%, ngã từ giường xuống đất và ngã do trượt cùng chiếm tỉ lệ 54,8%, thấp nhất là do xô đẩy chiếm 12%. Nghiên cứ về hoàn cảnh ngã ở người bệnh rối loạn tâm thần điều trị nội trú , F.R An và cộng sự cho kết quả như sau: ngã khi đứng dậy chiếm tỉ lệ cao nhất là 39,6%, ngã khỏi giường xuống chiếm 31,3%, do trơn trượt chiếm 23% 46. Theo Heslop3: ngã khi đứng dậy chiếm 36,7%, ngã từ giường xuống đất chiếm 11,5% , ngã từ ghế xuống đất chiếm 8,1%, do trượt chiếm 5%, vấp 7%, do xô đẩy 2%. Tỉ lệ này có chút sự khác biệt với nghiên cứu của chúng tôi, điều này giải thích do thiết kế nghiên cứu của chúng tôi chưa đánh giá được đặc điểm kiểu ngã của mỗi lần ngã mà gộp chung lại tổng hợp các kiểu ngã trong 1 năm của người bệnh.

Kết luận Tỉ lệ người bệnh cao tuổi mắc rối loạn tâm thần có ngã trong 1 năm cao chiếm 58% tổng số NB nghiên cứu, trong đó tỉ lệ NB ngã ≤1 lần / tháng chiếm 56,5%, ≥ 4 lần/ tháng  chiếm 12,9%. Ở những người bệnh ngã có 43 NB chiếm 68% có tâm lý sợ ngã. Các yếu tố ngoại cảnh hay gặp do ngã là ánh sáng không đủ(58,7%), sàn nhà trơn trượt(51,6%). Kiểu ngã hay gặp nhất là vấp (61,3%) và khi đứng dậy (59,7%). Mức độ tổn thương dõ ngã chủ yếu là không và nhẹ, chỉ có 4 NB mức độ tổn thương vừa và nặng chiếm 6,5%. 

Kiến nghị:

Nhân viên y tế trong bệnh viện cần tích cực đánh giá tình trạng ngã cho người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt là người bệnh cao tuổi, có những yếu tố nguy cơ ngã cao như: bất thường về dáng đi, tuổi > 70, suy giảm nhận thức nặng,….. Đối với những người bệnh có nguy cơ ngã cao cần tích cực chăm sóc, theo dõi người bệnh, Cần có các biện pháp phục hồi chức năng đối với những người bệnh hay ngã, đồng thời loại bỏ các yếu tố môi trường dễ gây ngã như: ánh sang, sàn trơn,…..

Tài liệu tham khảo

1.         Stel VS, Pluijm SMF, Deeg DJH, Smit JH, Bouter LM, Lips P. A classification tree for predicting recurrent falling in community-dwelling older persons. J Am Geriatr Soc. 2003;51(10):1356-1364. doi:10.1046/j.1532-5415.2003.51452.x

2.         Steinman BA, Pynoos J, Nguyen AQD. Fall Risk in Older Adults. J Aging Health. 2009;21(5):655-676. doi:10.1177/0898264309338295

3.         Stanaway FF, Cumming RG, Naganathan V, et al. Ethnicity and falls in older men: low rate of falls in Italian-born men in Australia. Age Ageing. 2011;40(5):595-601. doi:10.1093/ageing/afr067

4.         An FR, Xiang YT, Lu JY, Lai KYC, Ungvari GS. Falls in a psychiatric institution in Beijing, China. Perspect Psychiatr Care. 2009;45(3):183-190. doi:10.1111/j.1744-6163.2009.00220.x

5.         Hornbrook MC, Stevens VJ, Wingfield DJ, Hollis JF, Greenlick MR, Ory MG. Preventing falls among community-dwelling older persons: results from a randomized trial. Gerontologist. 1994;34(1):16-23. doi:10.1093/geront/34.1.16

6.         Scanlan J, Wheatley J, McIntosh S. Characteristics of falls in inpatient psychiatric units. Australas Psychiatry. 2012;20(4):305-308. doi:10.1177/1039856212455250