Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Mai Trang
Thư ký đề tài: Nguyễn Đức Vượng
Cộng sự: Trần Quyết Thắng, Phạm Thị Hảo, Nguyễn Hoài Nam
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
Thời gian nghiên cứu: Năm 2024
Tóm tắt:
Nghiên cứu thực hiện trên 210 điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ điều dưỡng có dấu hiệu trầm cảm là 24,9%, trong đó có 22,9% có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, 2% có dấu hiệu trầm cảm trung bình, không có điều dưỡng nào có dấu hiệu trầm cảm nặng và rất nặng; Các yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu trầm cảm của điều dưỡng gồm: điều dưỡng là nguồn thu nhập chính của gia đình, thu nhập so với mức sống, số ca trực trong tuần, số người bệnh chăm sóc hằng ngày và cảm thấy áp lực trong công việc. Một số yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tình trạng trầm cảm ở điều dưỡng: Những người là nguồn thu nhập chính có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 2,364 lần so với những người không phải là nguồn thu nhập chính (95% CI: 1,084-5,153). Những người có thu nhập không đủ cho nhu cầu sống có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 1,949 lần so với những người có thu nhập đủ cho nhu cầu sống (95% CI: 1,016-3,737); Những người cảm thấy áp lực trong công việc có khả năng xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm cao hơn gấp 2,848 lần so với những người không cảm thấy áp lực (95% CI: 1,198-6,772).
Objective: The study was conducted on 210 nurses working at Hanoi Mental Hospital. The results showed that the rate of nurses with signs of depression was 24.9%, of which 22.9% had mild depression, 2% had moderate depression, and no nurses showed signs of severe or very severe depression. The factors affecting the signs of depression among nurses included being the primary income earner for the family, income relative to the cost of living, the number of shifts per week, the number of patients cared for daily, and feeling pressure at work. Several factors have statistically significant effects on depression in nurses: Those who are the main source of income are 2.364 times more likely to be depressed than those who are not the main source of income (95% CI: 1.084-5.153). Those whose income is not enough to meet their living needs are 1.949 times more likely to be depressed than those whose income is enough to meet their living needs (95% CI: 1.016-3.737); Those who feel pressure at work are 2.848 times more likely to show signs of depression than those who do not feel pressure (95% CI: 1.198-6.772).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, vấn đề về trầm cảm liên quan đến nghề nghiệp của điều dưỡng đã và đang ngày càng được quan tâm, nghiên cứu rộng rãi. Tình trạng này thường xảy ra do áp lực công việc, môi trường làm việc căng thẳng, áp lực từ người bệnh và gia đình. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều, dẫn đến áp lực công việc ngày càng cao, kết hợp với đặc thù của chuyên ngành tâm thần vì vậy sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần của các điều dưỡng của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cần được chú trọng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Trầm cảm ở điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2024” với mục tiêu:
– Mô tả thực trạng trầm cảm bằng thang đo PHQ – 9 ở điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2024;
– Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu trầm cảm ở điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2024.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
– Gồm 210 Điều dưỡng hiện đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ tháng 03/2024 đến tháng 9/2024.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (thiết kế cắt ngang) và định tính.
* Đối với nghiên cứu định lượng: chọn mẫu toàn bộ 210 điều dưỡng lâm sàng của bệnh viện.
* Đối với nghiên cứu định tính: chọn mẫu có chủ đích
– Tiến hành phỏng vấn sâu đối với: 01 Thành viên Ban Giám đốc, 01 Trưởng phòng tổ chức cán bộ, 01 Trưởng phòng Điều dưỡng, 02 Trưởng khoa
– Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Điều dưỡng trưởng 8 khoa lâm sàng, mỗi khoa 1 người, tổng cộng là 8 người; Nhóm 2: điều dưỡng làm việc tại 8 khoa lâm sàng: mỗi khoa chọn 01 điều dưỡng đảm bảo đa dạng về thời gian công tác tại bệnh viện, bằng cấp, độ tuổi, giới tính.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Thông tin chung về đặc điểm cá nhân và gia đình của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu (n=210 )
Đặc điểm | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) |
Tuổi: TB (SD) 40,81 7,70 (min-max): (27-59) | ||
<30 tuổi | 10 | 4,8 |
30 – 40 tuổi | 106 | 50,5 |
>40 tuổi | 94 | 44,8 |
Giới tính | ||
Nam | 65 | 31 |
Nữ | 145 | 69 |
Các sự kiến cá nhân gặp trong 12 tháng qua | ||
Kết hôn | 2 | 5,9 |
Ly hôn/Ly thân | 4 | 11,8 |
Sinh con | 6 | 17,6 |
Mất người thân | 15 | 44,1 |
Tai nạn/ mắc bệnh nặng | 7 | 20,6 |
Số bệnh mạn tính hiện mắc | ||
Không có | 191 | 91 |
1-2 bệnh | 19 | 9 |
>2 bệnh | 0 | 0 |
Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 40,81 ± 7,70, với độ tuổi nhỏ nhất là 27 và lớn nhất là 59; hơn một nửa (50,5%) đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi 30-40, trong khi số ít (4,8%) dưới 30 tuổi. Về giới tính, phần lớn đối tượng nghiên cứu là nữ (69%) và gấp đôi so với đối tượng nam chiếm chỉ 31%. Về các sự kiện cá nhân mà đối tượng gặp trong 12 tháng qua, sự kiện phổ biến nhất là mất người thân (44,1%), tiếp theo là tai nạn/mắc bệnh nặng (20,6%), và sinh con (17,6%). Sự kiện ly hôn/ly thân và kết hôn chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 11,8% và 5,9%. Về số bệnh mạn tính hiện mắc, đa số đối tượng không có bệnh mạn tính (91%), chỉ có 9% đối tượng mắc từ 1-2 bệnh, và không có trường hợp nào mắc trên 2 bệnh mạn tính.
3.1.2. Thông tin gia đình của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=210)
Đặc điểm | Số lượng | Tỉ lệ |
Tình trạng hôn nhân | ||
Chưa kết hôn | 14 | 6,7 |
Đang có vợ/chồng | 187 | 89 |
Ly hôn/Ly thân/Góa | 9 | 4,3 |
Số con | ||
0 | 19 | 9 |
1-2 | 173 | 82,4 |
>2 | 18 | 8,6 |
Chăm sóc con nhỏ (<6 tuổi) | ||
Có | 59 | 28,1 |
Không | 151 | 71,9 |
Chăm sóc người thân già yếu/đau ốm/khuyết tật trong gia đình | ||
Có | 81 | 38,6 |
Không | 129 | 61,4 |
Là nguồn thu nhập chính trong gia đình | ||
Có | 175 | 83,3 |
Không | 35 | 16,7 |
Thu nhập hàng tháng của đối tượng | ||
< 7 triệu VNĐ | 18 | 8,6 |
riệu VNĐ | 11 | 5,2 |
>10 triệu VNĐ | 181 | 86,2 |
Thu nhập đủ cho nhu cầu sống | ||
Có | 127 | 60,5 |
Không | 83 | 39,5 |
Các thay đổi trong gia đình trong 12 tháng vừa qua | ||
Không có | 180 | 85,7 |
1-2 thay đổi | 29 | 13,8 |
>2 thay đổi | 1 | 0,5 |
Nhận xét: Kết quả bảng cho thấy tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đang có vợ/chồng (89%), chưa kết hôn chiếm 6,7%, ly hôn/ly thân/góa chiếm 4,3%. Về số con, đa số đối tượng có từ 1-2 con (82,4%), không có con chiếm 9%, và có hơn 2 con chiếm 8,6%. Có khoảng 1/3 đối tượng nghiên cứu đang phải chăm sóc con nhỏ dưới 6 tuổi và 38,6% đối tượng đang chăm sóc người thân già yếu/đau ốm/khuyết tật có chăm sóc. Hầu hết đối tượng là nguồn thu nhập chính trong gia đình (83,3%). Thu nhập hàng tháng chủ yếu trên 10 triệu VNĐ (86,2%), thu nhập dưới 7 triệu VNĐ chiếm 8,6%, từ 7-10 triệu VNĐ chiếm 5,2%. 60,5% đối tượng cho rằng có thu nhập đủ cho nhu cầu sống. Về các thay đổi trong gia đình trong 12 tháng qua, phần lớn đối tượng không có thay đổi gì (85,7%), 13,8% có từ 1-2 thay đổi, và 0,5% có hơn 2 thay đổi.
3.1.3. Thông tin chung về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của đối tượng nghiên cứu (n= 210)
Đặc điểm | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) |
Trình độ học vấn cao nhất | ||
Sơ cấp, trung cấp | 7 | 3,3 |
Cao đẳng | 146 | 69,5 |
Đại học, sau đại học | 57 | 27,1 |
Thời gian công tác trong ngành Y: TB±SD: 17,3 ± 8,45 (min-max) (3-39) | ||
<5 năm | 11 | 5,2 |
5 – 10 năm | 35 | 16,7 |
>10 năm | 164 | 78,1 |
Thời gian công tác tại Bệnh viện: 16,94 ± 8,67 TB±SD (min-max) (3-35) | ||
<3 năm | 3 | 1,4 |
3 – 5 năm | 12 | 5,7 |
>5 năm | 195 | 92,9 |
Nhận xét: Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu, phần lớn đối tượng có trình độ cao đẳng chiếm 69,5%, đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ thấp hơn chỉ 27,1%, và trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ 3,3%. Thời gian công tác trong ngành Y trung bình của đối tượng nghiên cứu là 17,3 ± 8,45 năm, nhóm công tác trên 10 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất (78,1%), tiếp đến là nhóm công tác từ 5-10 năm chiếm 16,7% và thấp nhất là nhóm có thời gian công tác dưới 5 năm chỉ chiếm 5,2%. Thời gian công tác tại bệnh viện trung bình là 16,94 ± 8,67 năm, với lần lượt các nhóm chiếm tỉ lệ từ cao xuống thấp là nhóm trên 5 năm (92,9%), từ 3-5 năm( 5,7%) và dưới 5 năm (1,4%).
Bảng 3.4. Một số đặc điểm về công việc của đối tượng nghiên cứu (n=210 )
Đặc điểm | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) |
Thời gian làm việc/tuần: TB±SD: 5,0 ± 0,443 (min-max): (4-6) | ||
4 ngày | 21 | 10,0 |
5 ngày | 169 | 80,5 |
6 ngày | 20 | 9,5 |
Số ca trực đêm/tuần | ||
≤1 ca | 126 | 60,0 |
³2 ca | 84 | 40,0 |
Số người bệnh chăm sóc/ngày: TB±SD 39,74 ± 35,28 (min-max) (2-43) | ||
Thường xuyên chăm sóc người bệnh nặng | ||
Mỗi ngày | 93 | 44,3 |
1-2 trường hợp/tuần | 72 | 34,3 |
1-2 trường hợp/ tháng | 20 | 9,5 |
Ít hơn 1 trường hợp/tháng | 59 | 11,4 |
Thường xuyên chăm sóc người bệnh không hợp tác | ||
Mỗi ngày | 137 | 65,2 |
1-2 trường hợp/tuần | 59 | 28,1 |
1-2 trường hợp/ tháng | 7 | 3,3 |
Ít hơn 1 trường hợp/tháng | 41 | 3,3 |
Nhận xét: Kết quả bảng 3.4 cho thấy thời gian làm việc trung bình mỗi tuần của điều dưỡng là 5,0 ngày, giao động từ 4-6 ngày/tuần, số điều dưỡng có dưới 2 ca trực mỗi tuần gấp 1,5 lần so với những điều dưỡng có trên 2 ca trực. Đồng thời, điều dưỡng tiếp xúc với người bệnh nặng khá thường xuyên chiếm tỉ lệ cao với 44,3% điều dưỡng gặp mỗi ngày, và 34,3% gặp mỗi tuần. Song song với những người bệnh nặng là những người bệnh không hợp tác, kết quả cũng cho thấy hơn một nửa điều dưỡng phải chăm sóc các người bệnh không hợp tác gần như mỗi ngày, và ¼ điều dưỡng gặp mỗi tuần.
Bảng 3.5 Đặc điểm áp lực trong công việc của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) |
Cảm thấy áp lực trong công việc | ||
Có | 168 | 80,0 |
Không | 42 | 20,0 |
Nguồn áp lực trong công việc | ||
Khối lượng công việc | 59 | 22,6 |
Thái độ của người bệnh/người nhà người bệnh | 159 | 60,9 |
Cơ sở vật chất, môi trường làm việc | 28 | 10,3 |
Từ đồng nghiệp | 6 | 2,3 |
Từ cấp trên | 7 | 2,7 |
Khác (…) | 2 | 0,8 |
Thường nhận được sự hỗ trợ của gia đình trong công việc | ||
Có | 136 | 64,8 |
Không | 74 | 35,2 |
Thường nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong công việc | ||
Có | 208 | 99,0 |
Không | 2 | 1,0 |
Thường nhận được sự hỗ trợ của cấp trên trong công việc | ||
Có | 208 | 208 |
Không | 2 | 2 |
Cảm thấy được đãi ngộ xứng đáng | ||
Có | 190 | 90,5 |
Không | 20 | 9,5 |
Có cơ hội được học tập, thăng tiến | ||
Có | 202 | 96,2 |
Không | 8 | 3,8 |
Nhận xét: 80,0% điều dưỡng báo cáo cảm thấy có áp lực công việc, gấp 4 lần so với những điều dưỡng cảm thấy không áp lực. Trong đó nguồn áp lực chủ yếu của điều dưỡng chủ yếu đến từ thái độ của người bệnh/người nhà (60,9%), tiếp theo là khối lượng công việc (22,6%) và môi trường làm việc (10,3%). Áp lực từ cấp trên, đồng nghiệp và các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (dưới 3%). Điều này có thể là do được sự hỗ trợ lớn từ cấp trên và đồng nghiệp (99,0%) và gia đình (64,8%) , Bên cạnh đó, 90,5% đối tượng cho rằng họ được đãi ngộ xứng đáng và 96,2% có cơ hội học tập, thăng tiến trong công việc.
3.2.1. Thực trạng trầm cảm ở điều dưỡng Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
3.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đánh giá trầm cảm PHQ-9
Trung bình: 2,81 Độ lệch chuẩn: 2,608
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo PHQ-9: 0,776
Nhận xét: Thang đo có độ tin cậy chấp nhận được trong việc đánh giá mức độ trầm cảm của đối tượng.
3.2.1.2. Kết qủa mức độ trầm cảm của điều dưỡng
Bảng 3.6 Bảng phân bố dấu hiệu nguy cơ trầm cảm ở điều dưỡng (n=210)
Nội dung | 0 | 1 | 2 | 3 | ||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |
Ít hứng thú hoặc thỏa mãn khi làm việc gì đó | 79 | 37,6 | 116 | 55,2 | 12 | 5,7 | 3 | 1,4 |
Cảm thấy chán nản, buồn rầu và vô vọng | 117 | 55,7 | 87 | 41,4 | 6 | 2,9 | 0 | 0 |
Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều | 107 | 51,0 | 89 | 42,4 | 10 | 4,8 | 4 | 1,9 |
Cảm thấy mệt hoặc ít năng lượng | 123 | 58,6 | 82 | 39,0 | 4 | 1,9 | 1 | 0,5 |
Chán ăn hoặc ăn quá nhiều | 153 | 72,9 | 52 | 24,8 | 3 | 1,4 | 2 | 1,0 |
Cảm thấy bản thân tệ hại hoặc bản thân thất bại hoặc mình khiến gia bản thân/gia đình chán nản | 188 | 89,5 | 21 | 10,0 | 0 | 0 | 1 | 0,5 |
Khó tập trung vào việc đang làm, ví dụ đọc sách, đọc báo hoặc xem ti vi | 180 | 85,7 | 29 | 13,8 | 1 | 0,5 | 0 | 0 |
Chậm chạp tâm thần vận động/ Bồn chồn, lo âu | 204 | 97,1 | 5 | 2,4 | 1 | 0,5 | 0 | 0 |
Ý tưởng tự sát hoặc suy nghĩ về việc tự làm tổn thương bản thân. | 207 | 98,6 | 3 | 1,4 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét: Kết quả Bảng 3.6 cho thấy hầu hết tiểu mục được đánh giá ở mức 0-1 điểm, tỉ lệ đánh giá 2-3 điểm ở các tiểu mục tương đối thấp giao động từ 0-5,7%, trong đó mục “Ít hứng thú hoặc thỏa mãn khi làm việc gì đó” có tỉ lệ được đánh giá 2 và 3 điểm cao nhất, tương ứng 5,7% và 1,4%.
Bảng 3.7 Phân bố dấu hiệu trầm cảm theo tổng điểm PHQ-9 của đối tượng nghiên cứu (n= 210 )
Dấu hiệu trầm cảm | Số lượng (n) | Tỷ lệ (%) |
Bình thường – (0-4) | 162 | 77,1 |
Nhẹ – (5-9) | 46 | 22,9 |
Vừa – (10-14) | 2 | 2,0 |
Nặng – (15-19) | 0 | 0 |
Rất nặng – (20-27) | 0 | 0 |
TB±SD: 2,81 ± 2,61 (min-max) (0-12) |
Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy rằng có 77,1% thuộc nhóm bình thường (0-4 điểm), 22,9% có dấu hiệu trầm cảm nhẹ (5-9 điểm) và 2,0% thuộc nhóm trầm cảm vừa (10-14 điểm). Không có đối tượng nào ở mức trầm cảm nặng (15-19 điểm) hoặc rất nặng (20-27 điểm). Điểm trung bình PHQ-9 là 2,81 ± 2,61, với giá trị nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 12.
Biểu đồ 3.1. Thực trạng điều dưỡng có dấu hiệu trầm cảm Bệnh viện Tâm thần
Hà Nội (n= 210)
Nhận xét: Biểu đồ 3.2 mô tả thực trạng điều dưỡng có dấu hiệu trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Trong số đối tượng nghiên cứu, 48 người (24,9%) cho thấy có dấu hiệu trầm cảm, trong khi phần lớn (162 người, chiếm 75,1%) không có dấu hiệu trầm cảm
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm ở điều dưỡng
3.3.1. Các yếu tố cá nhân
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với trầm cảm ở điều dưỡng (n= 210 )
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Nhóm tuổi | ||||||
<30 tuổi | 2 | 20 | 8 | 80 | 1 | 0,841 |
30 – 40 tuổi | 26 | 24,5 | 80 | 75,5 | 1,30 0,259-6,513 | |
>40 tuổi | 20 | 21,3 | 74 | 78,7 | 1,08 0,213-5,497 | |
Giới tính | ||||||
Nam | 15 | 23,1 | 50 | 76,9 | 1,018 0,508-2,041 | 0,959 |
Nữ | 33 | 22,8 | 112 | 77,2 |
Nhận xét: Kết quả phân tích lượng cho thấy các yếu tố tuổi và giới không liên quan đến việc xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm ở điều dưỡng.
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, thâm niên trong ngành với trầm cảm ở điều dưỡng (n=210 )
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Trình độ học vấn cao nhất | ||||||
Sơ cấp, trung cấp, Cao đẳng | 35 | 22,9 | 118 | 77,1 | 1,004 0,486-2,072 | 0,992 |
Đại học, sau đại học | 13 | 22,2 | 44 | 78,8 | ||
Thời gian công tác trong ngành Y | ||||||
>=5 năm | 45 | 22,2 | 158 | 77,8 | 2,633 0,568-12,199 | 0,137 |
< 5năm | 3 | 42,9 | 4 | 57,1 | ||
Thời gian công tác tại bệnh viện | ||||||
>=5 năm | 44 | 22,3 | 154 | 77,8 | 1,750 0,503-6,084 | 0,697 |
<5 năm | 4 | 33,3 | 8 | 66,7 |
Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố trình độ học vấn và thâm niên công tác trong ngành với việc xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm ở điều dưỡng.
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với trầm cảm ở điều dưỡng (n=210)
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Tình trạng hôn nhân | ||||||
Chưa kết hôn/Ly hôn/Ly thân/Góa | 4 | 28,6 | 10 | 71,4 | 0,724 0,216-2,427 | 0,871 |
Đang có vợ/chồng | 42 | 22,5 | 145 | 77,5 | ||
Số con | ||||||
có con | 43 | 22,5 | 148 | 77,5 | 1,502 0,795-1,391 | 0,775 |
chưa có | 5 | 26,3 | 14 | 73,7 | ||
Chăm sóc con nhỏ (<6 tuổi) | ||||||
Có | 12 | 20,3 | 47 | 79,7 | 1,226 0,587-2,560 | 0,587 |
Không | 36 | 23,8 | 115 | 76,2 | ||
Chăm sóc người thân già yếu/đau ốm/khuyết tật trong gia đình | ||||||
Có | 24 | 29,6 | 57 | 70,4 | 1,157 0,982-1,362 | 0,064 |
Không | 24 | 18,6 | 105 | 81,4 |
Nhận xét: Kết quả phân tích định lượng cho thấy không có mối liên quan giữa các đặc điểm gia đình và việc xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm ở điều dưỡng.
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thu nhập với trầm cảm ở điều dưỡng (n= 210)
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Tổng thu nhập hàng tháng | ||||||
=<10 | 9 | 31 | 20 | 60 | 1,638 0,691-3,883 | 0,259 |
>10 triệu | 39 | 21,5 | 142 | 78,5 | ||
Là nguồn thu nhập chính trong gia đình | ||||||
Có | 35 | 20 | 140 | 80 | 2,364 1,084-5,153 | 0,027 |
Không | 13 | 37,1 | 22 | 62,9 | ||
Thu nhập đủ cho nhu cầu sống | ||||||
Có | 23 | 18,1 | 104 | 81,9 | 1,949 1,016-3,737 | 0,043 |
Không | 25 | 30,1 | 58 | 69,9 |
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy: Những người là nguồn thu nhập chính có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 2,364 lần so với những người không phải là nguồn thu nhập chính (95% CI: 1,084-5,153). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,027). Đồng thời những người có thu nhập không đủ cho nhu cầu sống có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 1,949 lần so với những người có thu nhập đủ cho nhu cầu sống (95% CI: 1,016-3,737). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,043).
3.3.3. Yếu tố công việc
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tính chất công việc với trầm cảm ở điều dưỡng (n=210)
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Thời gian làm việc/tuần: | ||||||
> 5 ngày | 6 | 30 | 14 | 70 | 1,510 0,547-4,171 | 0,411 |
=<5 ngày | 42 | 22,1 | 148 | 77,9 | ||
Số ca trực/tuần | ||||||
³2 ca | 26 | 19,2 | 58 | 64,8 | 2,119 1,104-4,069 | 0,023 |
≤1 ca | 22 | 17,5 | 104 | 82,5 | ||
Số người bệnh chăm sóc/ngày | ||||||
≥10 người bệnh | 43 | 27,7 | 112 | 72,3 | 1 | 0,005 |
<10 người bệnh | 5 | 9,1 | 50 | 90,9 | 3,839 1,435-10,273 | |
Thường xuyên chăm sóc người bệnh nặng | ||||||
Thường xuyên mỗi ngày | 17 | 18,3 | 76 | 81,7 | 0,621 0,318-1,209 | 0,159 |
Không thường xuyên | 31 | 26,5 | 86 | 73,5 | ||
Thường xuyên chăm sóc người không hợp tác | ||||||
Thường xuyên mỗi ngày | 31 | 22,6 | 106 | 77,4 | 0,963 0,491-1,891 | 0,914 |
Không thường xuyên | 17 | 23,3 | 56 | 76,7 |
Nhận xét: Kết quả mghiên cứu định tính chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc xuất hiện trầm cảm với các yếu tố tính chất công việc khác.
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa áp lực trong công việc với trầm cảm ở điều dưỡng (n= 210)
Đặc điểm | Có dấu hiệu trầm cảm | Không có dấu hiệu trầm cảm | OR (95%CI) | p | ||
n | % | n | % | |||
Cảm thấy áp lực trong công việc | ||||||
Có | 7 | 11,7 | 53 | 88,3 | 2,848 1,198-6,772 | 0,015 |
Không | 41 | 27,3 | 109 | 72,7 | ||
Thường nhận được sự hỗ trợ của gia đình trong công việc | ||||||
Không | 13 | 17,6 | 61 | 82,4 | 1,626 0,798-3,312 | 0,178 |
Có | 35 | 25,7 | 101 | 74,3 | ||
Thường nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp/cấp trên trong công việc | ||||||
Không | 1 | 100 | 0 | 0 | – | – |
Có | 47 | 22,5 | 162 | 77,5 | ||
Cảm thấy được đãi ngộ xứng đáng | ||||||
Không | 7 | 35 | 13 | 65 | 1,957 0,191-1,364 | 0,174 |
Có | 41 | 21,6 | 149 | 78,4 | ||
Có cơ hội được học tập, thăng tiến | ||||||
Không | 2 | 25 | 6 | 75 | 1,130 0,221-5,791 | 1,000 |
Có | 46 | 22,8 | 156 | 77,2 |
Nhận xét:
Những người cảm thấy áp lực trong công việc có khả năng xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm cao hơn gấp 2,848 lần so với những người không cảm thấy áp lực (95% CI: 1,198-6,772). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,015).
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện trên 210 điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
– Tỷ lệ điều dưỡng có dấu hiệu trầm cảm là 24,9%, trong đó có 22,9% có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, 2% có dấu hiệu trầm cảm trung bình, không có điều dưỡng nào có dấu hiệu trầm cảm nặng và rất nặng.
– Những người là nguồn thu nhập chính có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 2,364 lần so với những người không phải là nguồn thu nhập chính (95% CI: 1,084-5,153). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,027). Đồng thời những người có thu nhập không đủ cho nhu cầu sống có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 1,949 lần so với những người có thu nhập đủ cho nhu cầu sống (95% CI: 1,016-3,737). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,043).
– Những người cảm thấy áp lực trong công việc có khả năng xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm cao hơn gấp 2,848 lần so với những người không cảm thấy áp lực (95% CI: 1,198-6,772). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,015).
– Kết quả phân tích lượng cho thấy các yếu tố tuổi, giới và các đặc điểm gia đình không liên quan đến việc xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm ở điều dưỡng.
– Kết quả nghiên cứu định tính chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc xuất hiện trầm cảm với các yếu tố tính chất công việc khác, yếu tố trình độ học vấn và thâm niên công tác trong ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organisation. Investing in Mental Health. Switzerland; 2003.
2. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Giới thiệu bệnh viện tâm thần Hà Nội 2020 [
3. Michel Bourin. History of depression through the ages. Depression and Anxiety. 2020;6(1).
4. Lichtenberg P. A definition and analysis of depression. AMA Arch Neurol Psychiatry. 1957;77.
5. World Health Organisation. International Classification of Diseases 11th Revision. 2018.
6. Bộ Y tế. Quyết định số 205/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp ban hành ngày 14/05/2020. 2020.
7. Randall D, ThoMas M, Whiting D. Depression Anxiety Stress Scales (DASS-21): Factor Structure in Traumatic Brain Injury Rehabilitation. Journal of Head Trauma Rehabilitation. 2017;32:134-44.
8. International Council of Nurses. Nursing definitions 1987 [cited 2024 01/02]. Available from: https://www.icn.ch/resources/nursing-definitions.
9. World Health Organization. Nursing and Midwifery 2020 [cited 2023 04/02]. Available from: https://www.who.int/health-topics/nursing.
10. Bộ Y tế BNV. Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. 2015.
11. Quốc Hội. Luật số 15/2023/QH15 Luật Khám bênh, Chữa bệnh. Hà Nội2023.
12. Bộ Y tế. Thông tư số 07/2021/TT-BYT Huớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế Huyện, Quận, Thị Xã, Thành phố thuộc tỉnh, Thình phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. 2021.