Chiến dịch tuyên truyền ” Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024″

Trong thời gian vừa qua, các sự cố lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân, lửa đảo trực tuyến diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Một số hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng như: lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư, lừa đảo qua các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng,… Đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin, dẫn dắt thông qua tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự…. gây bức xúc trong dư luận. Đáng lo ngại hơn cả, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do nhận thức về an toàn thông tin của người dùng còn hạn chế.

Sổ tay “Kỹ năng nhận diện & phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Thực hiện Công văn số 5404/SYT-QLBHYTCNTT ngày 30/10/2024 của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội thực hiện Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024” đến toàn thể cán bộ nhân viên y tế của bệnh viện, người bệnh và người dân để nâng cao nhận thức, giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng với những nội dung chính như sau:

I. Kỹ năng nhận biết

Các đối tượng lừa đảo thường tiếp cận nạn nhân bằng cách giả mạo là cơ quan công quyền, đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,… để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan…

II. Kỹ năng phát hiện

          Các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay như:

– Gọi điện trực tiếp (yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, hứa hẹn lợi ích, gây áp lực…).

– Qua Tin nhắn (SMS)/ Email (địa chỉ gửi email không chính xác và không đúng chuẩn format, lỗi chính tả và ngữ pháp, liên kết kèm tệp tin đáng ngờ,…).

– Qua Website (địa chỉ trình duyệt URL không chính xác, đường dẫn có ký tự bất thường, liên kết các chương trình quảng cáo trúng thưởng,…).

– Qua Phần mềm, ứng dụng giả mạo (yêu cầu quyền truy cập không cần thiết, giao diện kém, thông tin nhà phát triển không được xác minh,…).

– Qua Mạng xã hội (lời mời kết bạn từ người lạ, tham gia nhóm đầu tư, làm nhiệm vụ, quảng cáo tuyển dụng, yêu cầu đóng cọc trước,…).

Hình ảnh trong Sổ tay “Kỹ năng nhận diện & phòng chống lừa đảo trực tuyến”

III. Kỹ năng xử lý

Khi người dùng phát hiện bản thân đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trực tuyến thì việc áp dụng những kỹ năng xử lý nhanh gọn và chính xác là rất quan trọng. Việc phản ứng nhanh chóng và đúng cách cả trước, trong và sau khi bị lừa đảo có thể giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro tiếp theo.

IV. Kỹ năng phòng tránh

– Kiểm tra nguồn gốc thông tin

– Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội

– Cảnh giác với email và tin nhắn lạ

– Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính

– Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản

– Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến (Theo dõi và cập nhật tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (Facebook/-TikTok) hoặc website Khonggianmang.vn).

V. Kỹ năng bảo vệ

1. Hãy chậm lại: Dành thời gian suy nghĩ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.

2. Kiểm tra tại chỗ: Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được.

3. Dừng lại, không gửi: Nếu cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại vì có thể đây là dấu hiệu lừa đảo.

Quy tắc “6 KHÔNG” trong Sổ tay “Kỹ năng nhận diện & phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng đòi hỏi mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cơ bản, đây cũng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của xã hội và đất nước.

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội mong muốn tất cả cán bộ, nhân viên các khoa, phòng trong bệnh viện cũng như toàn thể người dân tích cực chia sẻ và ứng dụng những kiến thức trong Sổ tay kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến để nâng cao nhận thức và giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng. Ngoài ra, để trang bị thêm nhiều kiến thức hơn cho người dân, Cục An toàn thông tin sẽ luôn cập nhật và cung cấp đa dạng các tài liệu tuyên truyền hấp dẫn như bài viết, video ngay trên Cổng thông gian mạng quốc gia (https://khonggianmang.vn).

Hãy cùng Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chung tay trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi trên không gian mạng./.

CN. Đinh Thị Hằng Nga

majapahit4d

diponegoro4d

pattimura4d

batavia4d