Thành viên tham gia:
Chủ nhiệm để tài: BSCKII. Trần Thị Thu Phương
Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Thị Nga
Cộng sự: BS. Vũ Minh Anh, CN. Nguyễn Thị Minh Hương.
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng khoa học tham mưu cho Ban Giám đốc chủ động nắm bắt tình hình, từng bước nâng cao động lực làm việc cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội nhằm góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh toàn diện trong thời gian tới.
1. Đặt vấn đề:
Hiện nay nhân lực y tế đang có xu hướng nghỉ việc và đang có một làn sóng mạnh mẽ chuyển dịch nhân lực y tế từ các cơ sở y tế công lập sang các cơ sở y tế tư nhân, trong giai đoạn năm 2020 – 2022, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội có 17 nhân viên y tế xin thôi việc, chuyển việc. Để có cơ sở đề xuất lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội thực hiện các giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế tại Bệnh viện, nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội” với hai mục tiêu:
- Khảo sát động lực làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện Tâm Thần Hà Nội.
- Mối liên quan đến động lực làm việc tại bệnh viện Tâm Thần Hà Nội.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng: Gồm 196 NVYT (Bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên, dược sĩ) đang làm việc tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (bằng bảng hỏi) và phân tích tổng hợp.
3. Kết quả và bàn luận:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đối tượng nữ (71.9%) cao hơn nam (28.1%). Tỷ lệ này cho thấy đặc trưng của nghề y là một nghề cần sự nhẹ nhàng, tỷ mỷ và một chút hy sinh, đặc biệt là đội ngũ NVYT khối điều dưỡng, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh, nên với nữ giới phù hợp hơn nam giới trong các hoạt động chăm sóc hàng ngày, trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng đa số là điều dưỡng nên chủ yếu là nữ.
Nhóm tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 45,4%, tiếp đến nhóm tuổi 41 đến 50 tuổi và nhóm tuổi < 30 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (13,3%), trong đó đối tượng có thời gian công tác > 10 năm chiếm đa số với tỷ lệ 63,2%.
Đối tượng đã lập gia đình chiếm 80.2%.và 61,2% đối tượng là người thu nhập chính trong gia đình. Đối tượng có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất với 58.2%, chủ yếu là khối điều dưỡng (Điều dưỡng chăm sóc chiếm 54%, tiếp theo khối Điều dưỡng hành chính chiếm tỷ lệ 17,8%), tiếp theo là trình độ đại học (26.5%) và thấp nhất là trung cấp (4.5%). Điều này cho thấy Lãnh đạo Bệnh viện đang chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ viên chức trong bệnh viên, nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển bệnh viện.
Người có mức thu nhập từ ≥ 9.100.000 chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,1%, tiếp đến là nhóm người có mức thu nhập từ 5.100.000 đến 9.000.000 (36,2%) và mức thu nhập ≤ 5.000.000 chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,6%). Tỷ lệ đối tượng là biên chế chiếm đa số với 86,7% còn lại là nhân viên hợp đồng chiếm 13,3%.
Yếu tố công việc: Điểm TB các yếu tố về công việc liên quan đến động lực làm việc dao động từ 3,31 đến 4,3. Trong đó, tiểu mục có điểm TB cao nhất là muốn có công việc ổn định, an toàn (4,3), tiếp theo là làm việc để đảm bảo cuộc sống lâu dài (4,06) và cuối cùng là nghĩ làm việc không chỉ để được lĩnh lương vào cuối tháng (3,31). Tỷ lệ NVYT nhóm rất đồng ý cao nhất là muốn có công việc ổn định, an toàn (35,2%), tiếp theo là làm việc để đảm bảo cuộc sống lâu dài (18,4%) và thấp nhất nghĩ làm việc chỉ để lĩnh lương (6,6%). Điều này cho thấy với đặc thù công việc tại bệnh viện Tâm Thần hay tiếp xúc thăm khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh tâm thần mất năng lực nhận thức, cảm xúc và hành vi nên tính chất công việc không an toàn. Qua kết quả trên chỉ ra rằng, bệnh viện cần đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên trong công việc, đặc biệt trong các ca trực đêm, đảm bảo tính an toàn cho cán bộ nhân viên từ đó góp phần nâng cao hơn nữa động lực làm việc của họ.
Yếu tố về sự thừa nhận thành tích: Điểm TB của 3 tiểu mục dao động khá bằng nhau. Trong đó, các tiểu mục có điểm TB lần lượt là sự ghi nhận của đồng nghiệp với kết quả công việc (3,89); sự ghi nhận của lãnh đạo với kết quả công việc (3,93); việc bình xét thi thua, khen thưởng kịp thời, công bằng (3,94). Kết quả cho thấy có 86,7% số NVYT cho rằng việc bình xét thi đua khen thưởng hiện tại của Bệnh viện là kịp thời và công bằng (78,5% đồng ý và 8,2% rất đồng ý). Kết quả này chỉ ra công tác khen thưởng, bình xét thi đua được phần đa NVYT trong Bệnh viện đồng ý, tuy nhiên cũng có một số cán bộ chưa đồng ý với việc khen thưởng, Bệnh viện có thể có thêm các hình thức khen thưởng khác nhằm góp phần nâng cao động lực làm việc của NVYT.
Yếu tố về sự phát triển sự nghiệp: Điểm trung bình 04 tiểu mục của yếu tố phát triển sự nghiệp khá cao từ 3,96 đến 4,04. Trong đó, tiểu mục có điểm TB cao nhất là được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn (4,04), tiếp theo là nâng cao kinh nghiệm qua làm việc (4,02) và thấp nhất công tác nhận sự đúng quy trình (3,96). Kết quả cho thấy Bệnh viện đã rất quan tâm và tạo điều kiện cho NVYT đi học tập nâng cao trình độ, bên cạnh đó cũng cần có những kế hoạch đào tạo liên tục, bổ sung kiến thức về chuyên môn và kiến thức liên quan cho NVYTdo vậy họ cảm thấy có động lực để làm việc.
Yếu tố thành đạt: Điểm TB ĐLLV của các tiểu mục trong yếu tố này cao nhất là cơ hội học tập (3,97%), tiếp theo được chủ động trong công việc (3,95%), sau đó đến công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn nghiệp vụ (3,91) và cuối cùng là cơ hội thăng tiến (3,74%). Tỷ lệ nhóm đồng ý và rất đồng ý với nhận định cao nhất ở tiểu mục được chủ động trong công việc là 86,8%, tiếp theo là có công việc phù hợp, điều kiện phát huy chuyên môn nghiệp vụ và cơ hội được học tập có cùng tỷ lệ 86,2% và thấp nhất là cơ hội thăng tiến (70,9%).
Yếu tố mối quan hệ trong công việc: Mối quan hệ trong công việc là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi cá nhân trong một đơn vị, một tổ chức. Nếu một cơ quan, tổ chức có một mối quan hệ tốt giữa các đồng nghiệp, nhân viên với lãnh đạo thì cơ quan, tổ chức đó sẽ có một mối đoàn kết tốt. Khi quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, họ có thể thực hiện các công việc mà bản thân thấy cần thiết làm trong lúc đồng nghiệp đang bận chưa thực hiện được một cách vui vẻ. Từ đó dẫn đến kết quả lần lượt là 20,4% và 73.0% NVYT tại Bệnh viện “Đồng ý” và “Rất đồng ý” với tiểu mục “Đồng nghiệp thân thiện, đoàn kết, tôn trọng và hỗ trợ với nhau”. Qua đó, điểm TB của các tiểu mục dao động khoảng 4,01 đến 4,14
Yếu tố chính sách và điều kiện, môi trường làm việc: Chế độ đãi ngộ là công cụ đặc biệt quan trọng để thu hút, duy trì nhân lực ở các cơ sở y tế và để khuyến khích nhân lực y tế thực hiện đầy đủ có chất lượng trách nhiệm được giao. Tuy nhiên, hiện nay chế độ đãi ngộ đang có nhiều bất cập, thu nhập của NVYT còn thấp, chưa đảm bảo được cuộc sống. Điểm TB về yếu tố chính sách, điều kiện, môi trường làm việc thì các chế độ về lương, phụ cấp đầy đủ chiếm (3,96), còn lại trang thiết bị, cơ sở vật chất chiếm (3,72). Nhóm có tỷ lệ đồng ý cao nhất là tiểu mục chế độ lương, phụ cấp đầy đủ chiếm 72,9% còn lại là các phương tiện, cơ sở vật chất và các trang thiết bị chiếm 64,8%. Kết quả này cho thấy rằng, Ban Lãnh đạo Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội đã chú trọng đến công tác đời sống tinh thần cho các cán bộ viên chức cấp dưới, đây cũng là những yếu tố động viên khuyến khích, giúp nhân viên có tâm lý thoải mái, được lãnh đạo quan tâm khiến họ có thêm niềm tin, động lực để làm việc, cống hiến cho ngành.
Yếu tố cam kết tổ chức: Yếu tố cam kết tổ chức có 5 tiểu mục, có điểm TB dao động từ 3,84 đến 4,02. Trong đó, các nhân viên cảm thấy tự hào khi được làm việc cho Bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 4,02% và thấp nhất là cảm thấy vui vì làm việc ở bệnh viện này hơn là bệnh viện khác (3,84%); bệnh viện đã truyền cảm hứng cho tôi làm tốt công việc của mình (3,84%). Từ kết quả trên cho thấy, cán bộ nhân viên hầu như cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi làm việc tại bệnh viện. Mặc dù bệnh viện đặc thù chuyên ngành Tâm Thần hay bị xã hội kì thị nhưng NVYT không vì thế mà tự ti về công việc mình làm.
Động lực làm việc theo các yếu tố: Để đánh giá ĐLLV của NVYT theo từng yếu tố. Chúng tôi tính điểm đại diện cho từng yếu tố bằng cách tính TB cộng các tiểu mục của các yếu tố đó. Điểm TB ĐLLV của một người NVYT được tính bằng TB cộng của 7 yếu tố. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy điểm TB ĐLLV chung 3,93. Trong đó, có 2/7 yếu tố có điểm TB cao hơn điểm TB của ĐLLV chung là yếu tố phát triển sự nghiệp (4,00), yếu tố mối quan hệ trong công việc (4,05).
4. Kết luận và kiến nghị
- Kết luận: 1. Nghiên cứu 196 NVYT (Bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên, dược sĩ) đang làm việc tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội chúng tôi thấy:
Động lực làm việc chung của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội khá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình ĐLLV chung đạt 3,93/5 điểm.
- Yếu tố công việc: điểm TB cao nhất là muốn có công việc ổn định, an toàn.
- Yếu tố về sự thừa nhận thành tích: Điểm TB của 3 tiểu mục dao động khá bằng nhau. Trong đó, điểm TB cao nhất là tiểu mục “Việc bình xét thi đua, khen thưởng kịp thời, công bằng” (3.94), sau đó là tiểu mục sự ghi nhận của lãnh đạo với kết quả công việc (3,93).
- Yếu tố về sự phát triển sự nghiệp: điểm TB cao nhất là được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn (4,04).
- Yếu tố thành đạt: Điểm TB ĐLLV của các tiểu mục trong yếu tố này cao nhất là cơ hội học tập (3,97%).
- Yếu tố mối quan hệ trong công việc: “Đồng nghiệp thân thiện, đoàn kết, tôn trọng và hỗ trợ với nhau” là tiểu mục có điểm TB cao nhất 4,14.
- Yếu tố chính sách và điều kiện, môi trường làm việc: Điểm TB các chế độ về lương, phụ cấp đầy đủ chiếm 3,96.
- Yếu tố cam kết tổ chức: Tiểu mục nhân viên cảm thấy tự hào khi được làm việc cho Bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 4,02.
Có một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa động lực làm việc, trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình/tháng với p < 0,05.
- Khuyến nghị:
+ Tạo môi trường làm việc an toàn.
+ Tiếp tục được được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển hơn nữa cơ hội học tập cho NVYT.
+ Cần có các biện pháp để nâng cao thu nhập tang thêm cho nhân viên, chế độ tiền lương tương xứng với chất lượng công việc.
Summary
Research topic:“Survey of work motivation of medical staff at Hanoi Psychiatric Hospital”
Summary:
The research was carried out to provide scientific evidence to advise the Board of Directors to actively grasp the situation, step by step improve the work motivation of medical staff at Hanoi Psychiatric Hospital, contributing to improving the overall quality of medical care in the coming time.
Tài liệu tham khảo:
1. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2013), Giáo Trình Hành vi Tổ Chức,, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
2. Frederick Herzberg biography, founder of the Two Factor theory – Toolshero. Accessed March 6, 2023. https://www.toolshero.com/toolsheroes/frederick-herzberg/
3. The match between motivation and performance management of health sector workers in Mali | Human Resources for Health | Full Text. Accessed March
4. Bộ Y Tế Việt Nam và Nhóm Đối Tác y Tế (2009), Báo Cáo Chung Tổng Quan Ngành y Tế Năm 2009, Hà Nội.
5. Maslow’s Hierarchy of Needs Theory. Published November 3, 2022. Accessed March 6, 2023. https://simplypsychology.org/maslow.html
6. 2023. https://human-resources-health.biomedcentral.com/articles/10.1186/1478-4491-4-2