Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh tại Trung tâm Y tế huyện Thường Tín

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài: Ths.BSCKII Trần Quyết Thắng

Thư ký đề tài: Ths.BSCKII Nguyễn Đức Vượng

Cộng sự: CNĐD. Vũ Tiến Hạnh, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Thu Loan

Tóm tắt:

Nghiên cứu 253 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại TTYT huyện Thường Tín từ tháng 3 – 10/2023. Các rối loạn cảm xúc được ghi nhận: trầm cảm chiếm tỷ lệ 21,34%, lo âu là 28,06%. Một số rối loạn cảm xúc khác: Cảm xúc không ổn định (55,73%). Cảm xúc dễ bùng nổ 49,01%, bực tức 46,25% và giận dữ 44,27%. Tỷ lệ người bệnh có trầm cảm cao hơn ở nhóm có liều dùng Phenobarbiatal ≥ 200 mg/ ngày; người bệnh có lo âu cao hơn ở nhóm có tần suất cơn động kinh > 2 cơn/ năm; người bệnh có cảm xúc giận dữ cao hơn ở nhóm được chẩn đoán loạn thần động kinh không biệt định cách khác (p < 0,05).

I. Đặt vấn đề.

Động kinh là một bệnh lý thần kinh phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra với đặc trưng là sự rối loạn thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Tỷ lệ người bị động kinh trên thế giới chiếm 0,3 – 1% dân số 1. Ngoài những biểu hiện về lâm sàng là những triệu chứng co giật của cơn động kinh điển hình, người bệnh còn gặp rối loạn tâm thần do bản thân bệnh động kinh gây ra và các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, do sự kỳ thị của xã hội với người bệnh động kinh.

Rối loạn trầm cảm và lo âu ở người bệnh động kinh chiếm tỷ lệ cao và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh 2. Tuy nhiên, các triệu chứng của rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh thường không điển hình, khó chẩn đoán.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh tại TTYT huyện Thường Tín

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Gồm 253 người bệnh được chẩn đoán động kinh, điều trị ngoại trú tại TTYT Thường Tín. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc (hưng cảm, trầm cảm, lo âu) theo ICD-10. Những người bệnh được xác định có rối loạn cảm xúc được làm thêm test để đối chiếu. Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng chương trình SPSS 20.

III. Kết quả nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh (N = 253)

Rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 21,34% (54/253 người bệnh). Rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ 28,06% (73/253 người bệnh). Rối loạn hưng cảm chỉ chiếm tỷ lệ 1,58%. Đinh Hữu Uân (2007) cho rằng hằn học hay gặp nhất với 27,87%, lo âu với 14,75%, trầm cảm chỉ gặp ở 9,84% 3. Đỗ Quang Vinh phát hiện người bệnh có rối loạn trầm cảm chiếm 21,81% tổng số người bệnh 4

Bảng 3.2. Một số rối loạn cảm xúc khác ở người bệnh động kinh (N = 253)

STTRối loạn cảm xúcn%
 Thù hằn/ hằn học6023,72
 Giận dữ11244,27
 Bực tức11746,25
 Dễ bùng nổ12449,01
 Sợ hãi145,53
 Cảm xúc không ổn định14155,73

Cảm xúc không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất (55,73%), kế theo là cảm xúc dễ bùng nổ (49,01%), bực tức (46,25%), giận dữ (44,27%). Cảm xúc sợ hãi chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,53%). Phùng Thanh Hải cũng nhận thấy cảm xúc không ổn định là triệu chứng chiếm tỷ lệ cao nhất (82,54%), tiếp theo là các triệu chứng cảm xúc dễ bùng nổ (77,78%) bực tức (74,60%) và giận dữ (68,25%) 5. Lê Quang Cường (2005), Cao Tiến Đức (1994) thấy rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh thường là cảm xúc không ổn định, cảm xúc dễ bùng nổ, bực tức và giận dữ 6,7

Bảng 3.3. Liên quan trầm cảm và giới tính

Trầm cảm Giới tínhKhôngTổng
n%n%N
Nữ2625,497674,51102
Nam2818,5412381,46151
Tổng5421,3419978,66253
OR, pOR = 1,503, p = 0,186

Không thấy mối liên quan giữa trầm cảm và giới tính (p > 0,05). Paradiso (2001), Gupta và cộng sự (2018) nghiên cứu người bệnh động kinh có rối loạn trầm cảm cũng chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh nữ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê 8 9.

Bảng 3.4. Liên quan trầm cảm và liều dùng Phenobarbiatal

Trầm cảm PhenobarbitalKhôngTổng
n%n%N
≥ 200 mg/ ngày4125,4712074,53161
< 200 mg/ ngày1314,137985,8792
Tổng5421,3419978,66253
OR, pOR = 2,0793, p = 0,034

Tỷ lệ người bệnh động kinh có trầm cảm cao hơn ở nhóm có liều dùng Phenobarbiatal ≥ 200 mg/ ngày (OR = 2,0793, p = 0,034). Bosak M. và cs. (2015) nghiên cứu ở 289 NB ĐK thấy đơn trị liệu đã được sử dụng ở 161 đối tượng (55,7%). Một số thuốc kháng ĐK là Phenytoin, Clonazepam, Phenobarbital gây ra trầm cảm 10.

Bảng 3.5. Mối liên quan tần suất cơn động kinh với lo âu

Lo Âu Cơn ĐK KhôngTổng
n%n%N
> 2 cơn/ năm51349966150
2 cơn/ năm2221,368178,64103
Tổng7328,8518071,15253
OR, pOR = 1,8967, p = 0,029

Lo âu cũng liên quan đến loại cơn động kinh và tần suất co giật. Tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần cao nhất, bao gồm lo âu, được báo cáo ở những người bệnh mắc chứng rối loạn động kinh dai dẳng, mạn tính 11. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh động kinh có lo âu cao hơn ở nhóm có tần suất cơn động kinh > 2 cơn/ năm, OR = 1,8967, p = 0,029

Bảng 3.6. Mối liên quan cảm xúc giận dữ và loạn thần động kinh không biệt định

Giận dữ F06.8 KhôngTổng
n%n%N
4871,641928,3667
Không93509350186
Tổng14155,7311244,27253
OR, pOR = 2,526, p = 0,002

Tức giận là một thuật ngữ thường gắn liền với hành vi gây hấn. Có rất nhiều tài liệu tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi gây hấn và động kinh 12. Brodie M. J. và cộng sự ủng hộ quan điểm cho rằng người bệnh có các rối loạn tâm thần có liên quan đến sự khó chịu và tỷ lệ gây hấn nhiều hơn. Một số thuốc chống động kinh có thể liên quan đến tăng tỷ lệ gây hấn, đặc biệt ảnh hưởng đến người bệnh có rối loạn tâm thần đi kèm 12.

Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ người bệnh có cảm xúc giận dữ cao hơn ở nhóm được chẩn đoán loạn thần động kinh không biệt định cách khác, OR = 2,526, p = 0,002.

Nghiên cứu của Meldolesi G. N. và cộng sự đã xác định một nhóm nhỏ người bệnh động kinh có mức độ giận dữ dường như có “vấn đề”. Sự tức giận có thể có tác động sâu sắc đến hoạt động và hạnh phúc của các cá nhân. Các hướng nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm việc khám phá thêm các mối quan hệ tiềm ẩn giữa các khía cạnh cụ thể của sự tức giận và chất lượng cuộc sống 13.

IV. Kết luận

Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở 253 người bệnh động kinh điều trị ngoại trú tại TTYT huyện Thường Tín trong thời gian từ tháng 03 đến tháng 10 năm 2023, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

– Các rối loạn cảm xúc được ghi nhận: Rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 21,34%; Rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ 28,06%; Rối loạn hưng cảm chỉ chiếm tỷ lệ 1,58%.

– Một số rối loạn cảm xúc khác: Cảm xúc không ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất (55,73%). Cảm xúc dễ bùng nổ 49,01%, bực tức 46,25% và giận dữ 44,27%.

– Một số yếu tố liên quan rối loạn cảm xúc ở người bệnh động kinh: Không thấy mối liên quan giữa trầm cảm và giới tính (p > 0,05). Tỷ lệ người bệnh động kinh có trầm cảm cao hơn ở nhóm có liều dùng Phenobarbiatal ≥ 200 mg/ ngày (OR = 2,0793, p = 0,034). Tỷ lệ người bệnh động kinh có lo âu cao hơn ở nhóm có tần suất cơn động kinh > 2 cơn/ năm (OR = 1,8967, p = 0,029). Tỷ lệ người bệnh có cảm xúc giận dữ cao hơn ở nhóm được chẩn đoán loạn thần động kinh không biệt định cách khác (OR = 2,526, p = 0,002)

V. Khuyến nghị

– Bác sĩ tại các Phòng khám tâm thần quận, huyện cần đánh giá toàn diện trong quá trình khám, điều trị ngoại trú tại cộng đồng người bệnh động kinh, gồm những rối loạn cảm xúc kèm theo như trầm cảm, lo âu, giận dữ,..

– Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế, phổ biến các thuốc chống động kinh thế hệ mới tại tuyến y tế cơ sở ngoài các thuốc như Phenobarbital,.. để hỗ trợ nhằm tăng hiệu quả kiểm soát cơn động kinh đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc trầm cảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.         Neligan A, Hauser WA, Sander JW. The epidemiology of the epilepsies. Handb Clin Neurol. 2012;107:113-33. doi:10.1016/b978-0-444-52898-8.00006-9

2.         Clancy MJ, Clarke MC, Connor DJ, Cannon M, Cotter DR. The prevalence of psychosis in epilepsy; a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. Mar 13 2014;14:75. doi:10.1186/1471-244x-14-75

3.         Đinh Hữu Uân. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả trắc nghiệm trí tuệ Wechsler ờ bệnh nhân động kinh cơn lớn. Học viện Quân Y; 2007.

4.         Đỗ Quang Vinh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người bệnh động kinh toàn thể. Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.

5.         Phùng Thanh Hải. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc – hành vi ở bệnh nhân động kinh cơn lớn Học viện Quân Y; 2009.

6.         Lê Quang Cường. Động kinh. NXB Y học; 2005.

7.         Cao Tiến Đức. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng ở 296 bệnh nhân động kinh. Học viện Quân Y; 1994.

8.         S. Paradiso, B P Hermann, D Blumer, et al. Impact of depressed mood on neuropsychological status in temporal lobe epilepsy. Neurol Neurosurg Psychiatry 2001;70:180–185. 2001;

9.         Sanyam Gupta, Nitin Sharma, Shantanu Bharti, et al. Depression and anxiety in patients with epilepsy. International Journal of Advances in Medicine. 2018;5(5):1268. doi:10.18203/2349-3933.ijam20183906

10.       Bosak M, Turaj W, Dudek D, Siwek M, Szczudlik A. Depressogenic medications and other risk factors for depression among Polish patients with epilepsy. Neuropsychiatr Dis Treat. 2015;11:2509-17. doi:10.2147/ndt.S91538

11.       Beyenburg S, Mitchell AJ, Schmidt D, Elger CE, Reuber M. Anxiety in patients with epilepsy: systematic review and suggestions for clinical management. Epilepsy Behav. Sep 2005;7(2):161-71. doi:10.1016/j.yebeh.2005.05.014

12.       Brodie MJ, Besag F, Ettinger AB, et al. Epilepsy, Antiepileptic Drugs, and Aggression: An Evidence-Based Review. Pharmacol Rev. Jul 2016;68(3):563-602. doi:10.1124/pr.115.012021

13.       K. Lebeau LM, M. Evans, J. Politsky, M. Lancman, M. E. Lancman, M. Fleming, . ANGER EXPRESSION AND HOW IT RELATES TO MOOD AND COPING STRATEGIES IN PATIENTS WITH EPILEPSY. Behavior/Neuropsychology. wwwaesnetorg. 2013;