KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài: ThS.BS Nguyễn Thúy Anh

Thư ký đề tài: BS Vũ Thị Thùy Tươi

Cộng sự: CNTL. Nguyễn Thúy Dung, CNĐD. Nguyễn Thị Thanh Phương, Trần Thị Quyên

Tóm tắt:

  1. Đặt vấn đề

Tình hình sức khỏe của một quốc gia hay một cộng đồng được phản ánh qua mô hình bệnh tật của của quốc gia hay cộng đồng đó. Nghiên cứu mô hình bệnh tật cho phép nhà lãnh đạo tại quốc gia hay cộng đồng nhận diện các vấn đề nổi cộm, từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp để nâng cao sức khỏe của cư dân. Trên thế giới nói chung và tại nhiều quốc gia nói riêng, mô hình bệnh tật đã có sự chuyển dịch dần từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, trong đó có các bệnh lý tâm thần. Theo ước tính, khoảng 1/3 dân số trên thế giới mắc ít nhất một rối loạn tâm thần trong cuộc đời, trong đó gần 50% các bệnh lý tâm thần khởi phát trước tuổi 18. Trẻ em mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Tại Việt Nam, thống kê của Unicef năm 2018 đã xác định tỷ lệ trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần là khoảng 8% – 29%. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát mô hình bệnh tật tại Khoa Nhi, Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội” nhằm mục tiêu: Xác định cơ cấu bệnh tật của bệnh nhi đến khám và can thiệp tại Khoa Nhi, Bệnh viện Tâm Thần Hà Nội.

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
  • Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu phân tích hồi cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: Các hồ sơ bệnh án, tài liệu, phần mềm quản lý khám các bệnh nhân rối loạn tâm thần từ dưới 18 tuổi tại khoa Nhi-Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong thời gian từ 01/07/2022 đến 31/06/2023
  • Cách thức nghiên cứu: Sử dụng dữ liệu từ phần mềm quản lý bệnh viện Viettel-His, phân nhóm và xếp loại bệnh tật theo các tiêu chí đặc điểm chung và đặc điểm cơ cấu theo mã số của Danh mục phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khoẻ liên quan lần thứ 10 của Tổ chức Y tế thế giới (International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems – ICD 10). Kết quả được xếp thành các bảng biểu về mô hình bệnh tật.
  • Thu thập và xử lý dữ liệu: Số liệu được thu thập và xử lý theo phần mềm thống kê SPSS 26.0
  • Kết quả và bàn luận

Bảng 1: Đặc điểm chung

Đặc điểmnTỷ lệ %
            Tuổi ± SD9,43 ± 4,65
Min6 tháng
Max18 tuổi
GiớiNam58872,4
Nữ22427,6
    Nhóm tuổi0 – 6 tuổi19624,1
6 – 10 tuổi20825,6
10 – 15 tuổi26332,4
15 – 18 tuổi14517,9
Tổng812100

Nhận xét: Độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 9,43 ± 4,65 tuổi. Tuổi thấp nhất là 6 tháng tuổi, cao nhất là 18 tuổi. Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn, tỷ lệ nam : nữ là 2,6 : 1

Bảng 2: Cơ cấu rối loạn tâm thần theo ICD-10

STTRối loạn tâm thầnn%
1Chậm phát triển tâm thần (F7_)18122,3
2Động kinh (G40)12415,3
3Rối loạn phát triển lan tỏa (F84)10212,6
4Rối loạn ngôn ngữ (F8_)9611,8
5Rối loạn tăng động giảm chú ý (F90)658,0
6RLCXHV khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (F98)526,4
7Rối loạn cảm xúc (F3_)364,4
8Rối loạn dạng phân liệt (F2_)293,6
9Rối loạn lo âu (F4_)141,7
10Rối loạn giấc ngủ (G47)121,5
11Rối loạn Tic (F95)101,2
12Rối loạn liên quan sử dụng chất (F1_)70,9
13Rối loạn liên quan đến bệnh thực tổn (F06)60,7
14Rối loạn hành vi (F91)60,7
15Các rối loạn khác232,8
16Không/ Nghi ngờ không có rối loạn tâm thần253,1
17Không có thông tin chẩn đoán24 
 Tổng số812100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân động kinh chiếm tỷ lệ cao (15,3%) trong số các mặt bệnh có mặt. 10 rối loạn tâm thần phổ biến nhất bên cạnh bệnh động kinh bao gồm: Chậm phát triển tâm thần (F7_), Rối loạn phát triển lan tỏa (F84), Các rối loạn ngôn ngữ (F8_), Rối loạn tăng động giảm chú ý (F90), Rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (F98), Các rối loạn cảm xúc (F3_), Các rối loạn phân liệt (F2_), Các rối loạn lo âu (F4_), Rối loạn giấc ngủ (G47), Rối Loạn Tic (F95).

Bảng 3: Cơ cấu 10 rối loạn tâm thần thường gặp theo nhóm tuổi

  Rối loạnDưới 6 tuổi6 <10 tuổi10 <15 tuổi15 18 tuổi
n (%)n (%)n (%)n (%)
Chậm phát triển tâm thần (F7_)42 (24,4)51 (34,0)61 (34,3)27 (28,1)
Rối loạn phát triển lan tỏa (F84)37 (21,5)41 (27,3)17 (9,6)7 (7,3)
Rối loạn ngôn ngữ (F8_)86 (50)3 (2,0)7 (3,9)0
Các rối loạn tăng động (F90)7 (4,1)44 (29,3)13 (7,3)1 (1,0)
RLCXHV  khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (F98)04 (2,7)34 (19,1)13 (13,5)
Rối loạn cảm xúc (F3_)0016 (9,0)20 (20,8)
Rối loạn dạng phân liệt (F2_)007 (3,9)22 (22,9)
Rối loạn lo âu (F4_)01 (0,7)9 (5,1)4 (4,2)
Rối loạn giấc ngủ (G47)03 (2,0)8 (4,5)1 (1,0)
Rối loạn Tic (F95)03 (2,0)6 (3,4)1 (1,0)

Nhận xét: Nhóm dưới 6 tuổi gặp tỷ lệ rối loạn tâm thần cao nhất ở nhóm bệnh Rối loạn ngôn ngữ, Chậm phát triển tâm thần, Rối loạn lan tỏa sự phát triển. Nhóm 6-10 tuổi gặp tỷ lệ rối loạn tâm thần cao nhất ở nhóm bệnh Chậm phát triển tâm thần, Các rối loạn tăng động, Rối lọạn lan tỏa sự phát triển. Nhóm 10-15 tuổi gặp tỷ lệ rối loạn tâm thần cao nhất ở nhóm bệnh Chậm phát triển tâm thần, RLCXHV khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, Rối loạn lan tỏa sự phát triển. Nhóm 15-18 tuổi gặp tỷ lệ rối loạn tâm thần cao ở các nhóm bệnh Chậm phát triển tâm thần, Rối loạn dạng phân liệt, Rối loạn cảm xúc.

Bảng 4: Cơ cấu rối loạn tâm thần thường gặp theo giới

  Rối loạnNamNữ
(%)(%)
Chậm phát triển tâm thần (F7_)132 (29,7)49 (32,5)
Rối loạn phát triển lan tỏa (F84)95 (21,3)7 (4,6)
Rối loạn ngôn ngữ (F8_)77 (17,3)19 (12,6)
Rối loạn tăng động giảm chú ý (F90)58 (13,0)7 (4,6)
Rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên (F98)40 (9,0)11 (7,3)
Rối loạn cảm xúc (F3_)7 (1,6)29 (19,2)
Rối loạn dạng phân liệt (F2_)15 (3,4)14 (9,3)
Rối loạn lo âu (F4_)6 (1,3)8 (5,3)
Rối loạn giấc ngủ (G47)6 (1,3)6 (4,0)
Rối loạn Tic (F95)9 (2,0)1 (0,7)

Nhận xét: Giới nam thường gặp các rối loạn tâm thần như Chậm phát triển

tâm thần, Rối loạn phát triển lan tỏa, Rối loạn ngôn ngữ, Rối loạn tăng động   giảm chú ý. Giới nữ thường gặp các rối loạn tâm thần như Rối loạn cảm xúc, RỐi loạn lo âu, Rối loạn dạng phân liệt, Rối loạn giấc ngủ.

  • Kết luận và kiến nghị
  • Kết luận:

10 rối loạn tâm thần phổ biến nhất theo ICD-10 tại Khoa Nhi Bệnh viện tâm thần Hà Nội gồm: chậm phát triển tâm thần, rối loạn phát triển lan tỏa hay rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, rối loạn cảm xúc, các rối loạn dạng phân liệt, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn Tic. Động kinh là một bệnh lý phổ biến thứ hai trong số các rối loạn tâm thần phổ biến tại phòng khám. Bệnh nhân đến khám với nhiều triệu chứng đa dạng, hay gặp bất thường ngôn ngữ, co giật, bất thường hành vi. Bệnh nhân khởi phát triệu chứng sớm ở các giai đoạn 18 tháng, 2-4 tuổi, 6 tuổi, và 10-13 tuổi, tuy nhiên thường tiếp cận phòng khám sau 1 năm phát hiện bất thường.

  • Khuyến nghị: Cần mở rộng nghiên cứu, xem xét mô tả đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám, từ đó xây dựng phương án tối ưu phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, kết nối dịch vụ với các cơ quan, trường học, khu dân cư.

Summary

A SURVEY ON DISEASE PATTERNS AT THE DEPARTMENT OF CHILD PSYCHIATRY IN HANOI MENTAL HOSPITAL

An analysis of 812 patients under 18 years old that sought care at outpatient clinic at the Department of Child Psychiatry from July 1st, 2022 to June 31st, 2023 revealed that the most common symptoms included language abnormalities, seizures, and behavioral abnormalities. 72,4% of those were male, more than 50% of those were school-aged children. According to ICD-10 classification, 10 frequent diagnosis were: Mental retardation (F70-F79), Autism spectrum disorder (F84), Language disorder (F80), Attention deficit hyperactivity disorder (F90), Emotional and behavioral disorders with onset in children and adolescents, mood disorders (F3x), schizophreniform disorders (F20-F29), Anxiety disorders (F41), Sleep disorders, and Tic disorders (F95). symptoms at 18 months, 2-4 years old, 6 years old, and 10-13 years old, but usually approach the clinic 1 year after detecting abnormalities.

Tài liệu tham khảo:

1. Weiss B, Dang M, Trung L, et al. A Nationally-Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam. Int Perspect Psychol. 2014;3(3):139-153.

2. Unicef. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thành niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam 2018.

3. Kessler RC, Amminger GP, Aguilar-Gaxiola S, et al. Age of onset of mental disorders: a review of recent literature. Curr Opin Psychiatry. 2007;20(4):359-364.

4. Kieling C, Baker-Henningham H, Belfer M, et al. Child and adolescent mental health worldwide: evidence for action. The Lancet. 2011;378(9801):1515-1525.

5. Unicef. Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam. 2022.

6. Hương N. M., MinhT. N., Mai N. T. T., et al. Khảo sát mô hình bệnh tật tại phòng khám ngoại trú khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2016 đến 2018. Tạp Chí Nghiên cứu Và Thực hành Nhi Khoa. 2019;3(1).

7. Huỳnh Ngọc Lan Vy. Khảo sát mô hình bệnh tật ở trẻ em từ 0 đến 18 tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần Bến Tre từ năm 2019 đến năm 2021. Bệnh viện Tâm Thần Bến Tre 2022.