ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRIỆU CHỨNG ÂM TÍNH Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỂ PARANOID ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài: ThS.BSCKII Nguyễn Đức Vượng

Thư ký đề tài: BS. Vũ Thị Thùy Tươi

Cộng sự: BSCKI. Bùi Thị Hạnh, Vũ Thị Thanh Phương, ĐD. Nguyễn Thị Thu Hà

Tóm tắt:

  • Đặt vấn đề

Tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, biểu hiện bằng hai nhóm triệu chứng chính là triệu chứng dương tính và âm tính. Tâm thần phân liệt thể paranoid đặc trưng bằng các triệu chứng dương tính. Triệu chứng âm tính là triệu chứng xuất hiện sớm, gây ra các hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh tâm thần phân liệt, gia đình bệnh nhân và xã hội. Thang điểm PANSS được sử dụng phổ biến ở các nước để đánh giá triệu chứng dương tính, âm tính và các khía cạnh khác của tâm thần phân liệt. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt thể paranoid. Nhằm nâng cao hiểu biết và hiệu quả điều trị triệu chứng âm tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid, chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu: Mô tả lâm sàng triệu chứng âm tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và nhận xét kết quả thang PANSS với triệu chứng âm tính ở nhóm đối tượng trên.

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu: 57 bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi, được chẩn đoán TTPL thể paranoid theo tiêu chuẩn ICD-10, điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội từ tháng 3/2023 đến tháng 10 năm 2023.
  • Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
  • Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0
  • Kết quả và bàn luận

Bảng 3.1: Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu

Đặc điểmSố lượng (n)Tỷ lệ (%)
Tuổi trung bình33,21 ± 5,204
GiớiNam3256,1
Nữ2543,9
Trình độ học vấnTiểu học11,8
THCS1119,3
THPT4063,1
Đại học, sau đại học712,3
Không biết chữ23,5
Tuổi khởi phát<5 năm1017,5
5-10 năm1729,8
>10 năm3052,7
Số lần tái phát100
2-52239
>53561

          Tuổi trung bình của nhóm đối tượng là 33,21 ± 5,204 tuổi. Tỷ lệ nam : nữ là 1,2 : 1. Phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thời gian mắc bệnh trung bình > 10 năm với số lần tái phát là > 5 lần.

Bảng 3.2 Đặc điểm rối loạn tư duy

Triệu chứngn%
Tư duy nhịp chậm42,6
Tư duy ngắt quãng3422,4
Nói một mình4529,6
Nhại lời00,0
Tư duy nghèo nàn63.9
Ngôn ngữ rời rạc, nghèo nàn53.3
Không nói32,0
Khác00,0

Các triệu chứng rối loạn tư duy chiếm tỷ lệ cao ở bệnh trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: Nói một mình (29,6%), Tư duy ngắt quãng (22,4%). Kết quả này phù hợp với kết quả của Cao Tiến Đức (2017) Tư duy ngắt quãng xuất hiện trên 82,19% bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính.  Sự khác biệt về tỷ lệ tư duy ngắt quãng trên có thể lý giải do nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid hiện đang còn nhiều các triệu chứng dương tính, đối tượng của Cao Tiến Đức là bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính nên những triệu chứng âm tính sẽ thể hiện rõ hơn và chiếm tỷ lệ cao hơn.

Bảng 3.3 Rối loạn cảm xúc

Triệu chứngn%
Cảm xúc bàng quan35,3
Cảm xúc cùn mòn23,5
Cảm xúc nghèo nàn11,8
Thu hẹp, khép kín, giảm khả năng bày tỏ cảm xúc3663,1
Giảm khả năng thấu hiều cảm xúc3052,6
Mất quan tâm thích thú2743,4

         Chiếm tỷ lệ cao nhất: Thu hẹp, khép kín, giảm khả năng bày tỏ cảm xúc (63,1%); Giảm khả năng thấu hiểu cảm xúc (52,6%); Mất quan tâm thích thú (43,4%). của Cao Tiến Đức (2017), triệu chứng âm tính Thu hẹp khép kín, giảm khả năng bày tỏ cảm xúc chiếm 77,63%, Giảm thích thú chiếm 83,11% ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Thị Thu Hà (2021), 40,6% người bệnh được phỏng vấn không biết được sự thay đổi về cảm xúc, 36,2% người bệnh nhận biết được một phần sự thay đổi và chỉ có 23,2% người bệnh hiểu biết đầy đủ về thay đổi cảm xúc của chính bản thân mình.

Bảng 3.4 Rối loạn hoạt động có ý chí

Triệu chứngn%
 Lười nhác trong lao động, học tập4884,2
Giảm/mất khả năng sáng tạo trong học tập lao động4884,2
Thu hẹp, giảm tiếp xúc với xung quanh3663,1
Vận động chậm chạp hay hoạt động kém35,2
 Sinh hoạt lôi thôi bẩn thỉu1221,0
Ăn mặc vệ sinh kém thất thường2849,1
Hành vi tác phong kì dị1933,3

Phần lớn các bệnh nhân đều có rối loạn về hoạt động có ý chí, các triệu chứng chủ yếu là: Lười nhác trong học tập lao động, Giảm/mất khả năng sáng tạo; đây biểu hiện rất rõ ràng của việc giảm sút các khả năng về hoạt động tâm thần, dẫn đến tình trạng dần sa sút, khó hòa hợp thích nghi với xã hội của bệnh nhân tâm thần phân liệt, dẫn đến gánh nặng cho xã hội.

Bảng 3.5 Rối loạn hoạt động bản năng (ăn uống, ngủ, sinh hoạt tình dục)

Phần lớnn bệnh nhân TTPL đều có rối loạn về hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt tình dục theo hướng suy giảm. Đây đều là những khía cạnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo Man-Sum Chan (2017), bệnh nhân tâm thần phân liệt có thời gian ngủ ngắn hơn đáng kể so với bình thường, thời gian đi vào giấc ngủ dài hơn, thời gian thức dậy sớm hơn, hiệu quả giấc ngủ kém hơn29. Marek J Just (2015) đã chỉ ra rằng thuốc chống loạn thần không điển hình làm giảm hoạt động tình dục ở bệnh nhân.  Triệu chứng n % Ăn bình thường 7 12,3 Ăn ít 44 78,5 Ăn nhiều 3 5,2 Không ăn 3 5,2 Ăn bẩn 0 0,0 Ngủ bình thường 0 0,0 Ngủ ít 42 73,7 Ngủ nhiều 2 3,5 Không ngủ 13 22,8 Bình thường 3 5,3 Quá mức 0 0,0 Giảm sút 29 50,9 Không sinh hoạt 23 40,4 Giải tỏa bản năng 2 3,4

Bảng 3.6 Rối loạn trí nhớ, trí tuệ, chú ý

Rối loạn  Chú ýTrí nhớTrí tuệ
n%n%n%
Giảm sút5596,51221,11831,6
Bình thường23,54578,93968,4

          Theo kết quả nghiên cứu, 96,5% giảm tập trung chú ý, 21,1% giảm sút về mặt trí nhớ và 31,6% giảm sút trí tuệ. Nghiên cứu của Ohi Kazutaka và cộng sự năm 2017 cho thấy khoảng 70% bệnh nhân tâm thần phân liệt có suy giảm trí tuệ.

Bảng 3.7 Đánh giá nhóm triệu chứng âm tính theo thang PANSS

Điểm đánh giá Triệu chứng Không có (1 điểm)Rất nhẹ (2 điểm)Nhẹ (3 điểm)Trung bình (4 điểm)Trung bình – nặng (5 điểm)Nặng (6 điểm)Rất nặng (7 điểm)
N1 – Cảm xúc cùn mònn421311000
%73,722,71,81,8000
N2 – Thu rút cảm xúcn227280000
%3,547,449,10000
N3 – Quan hệ xã hội kémn17426100
%1,812,373,710,51,800
N4 – Thụ động/vô cảmn316352100
%5,328,161,43,51,800
N5 -Tư duy trừu tượng khón1241711400
%1,842,129,81,824,500
N6 – Mất tính chất tự phát, trôi chảy của lời nóin3201551400
%5,335,126,38,824,500
N7 – Tư duy định hìnhn411140100
%71,919,37,001,800
PANSS – N17,02 ± 2,97

Điểm thang PANSS âm tính là 17,02 ± 2,97. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Hà (2021) với điểm PANSS-N là 19,33 ± 8,721. Qua nghiên cứu, ta thấy trên một bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng âm tính, các triệu chứng âm tính thường gặp nhất là N2 – Thu rút cảm xúc (93%); N3 – Quan hệ xã hội kém (89,5%);  N4 – Thu rút/thụ động/vô cảm (78,9%); N5 – Tư duy trừu tượng khó (93%); N6 – Mất tính chất tự phát và sự trôi chảy về lời nói (94,7%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bobes J (2010) rằng các triệu chứng Mất khả năng tham gia các hoạt động xã hội (45,8%), Cảm xúc cùn mòn (33,1%) là những triệu chứng rất phổ biến gặp phải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Kết luận và kiến nghị

4.1 Kết luận

– Triệu chứng âm tính xuất hiện sớm, ngay từ những giai đoạn loạn thần sớm. Nhóm bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid trong nhóm nghiên cứu có các triệu chứng âm tính là: Tư duy nói một mình (29,6%), Tư duy ngắt quãng (22,4%);  Thu hẹp khép kín (63,1%), Giảm khả năng thấu hiểu cảm xúc (52,6%), Mất quan tâm thích thú (43,4%); Lười nhác trong học tập (84,2%), Giảm/mất khả năng sáng tạo trong học tập lao động (84,2%), Thu hẹp, giảm tiếp xúc với xung quanh (63,1%), Ăn mặc vệ sinh thất thường (49,1%); 75,8% bệnh nhân ăn ít hơn so với bình thường, 73,7% bệnh nhân ngủ ít hơn bình thường; 50,9% bệnh nhân giảm sút nhu cầu tình dục, 40,4% bệnh nhân không sinh hoạt tình dục;  96,5% giảm tập trung chú ý, 21,1% giảm sút về mặt trí nhớ và 31,6% giảm sút trí tuệ.

– Điểm PANSS – N trung bình là 17,02 ± 2,97, các triệu chứng xuất hiện nhiều nhất là N2 – Thu rút cảm xúc (93%); N3 – Quan hệ xã hội kém (98,2%);  N4 – Thu rút/thụ động/vô cảm (94,7%); N5 – Tư duy trừu tượng khó (98,2%); N6 – Mất tính chất tự phát và sự trôi chảy về lời nói (94,7%)

4.2 Kiến nghị: trong quá trình thăm khám và điều trị, cần phát hiện, đánh giá toàn diện nhóm triệu chứng này và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và tốt nhất cho người bệnh.

Summary

RESEARCH ON CLINICAL FEATURES OF NEGATIVE SYMPTOMS IN PARANOID SCHIZOPRENIA INPATIENTS .

Objectives: Clinical features of negative symptpms in paranoid schizophrenia inpatients. Subject and methods: Decriptive research  cross-section  in  57 paranoid  schizophrenia  patients  between the age of 18 – 45, in  Hanoi Mental Hospital from  March  2023 to October 2023. Result: The mean age was 33,21 ± 5,204. The most negative symptoms in paranoid schizoprenia inpatients were: Say muttered alone (29,6%); thought disruption (22,4%); diminished relationship (63,1%) curbing of interests (43,4%), diminished emotional range (63,1%). Inconsistent at work or school (84,2%), decline in personal hygiene and grooming (49,1%); decrease interest in sexual activity (50,9%. The PANN-N score was 17,02 ± 2,97. Conclusion: The negative symptoms of schizophrenia, which often appear earlier than any other symptom, are prominent and clinically relevant in the majority of patients.

Tài liệu tham khảo:

1. Chirita V, Untu I. Kaplan and Sadock’s synopsis of psychiatry: Behavioural Sciences/Clinical Psychiatry. Bulletin of Integrative Psychiatry. 2016; 22:119+.

2. An der Heiden W, Leber A, Häfner H. Negative symptoms and their association with depressive symptoms in the long-term course of schizophrenia. European Archives of Psychiatry and Clinical Neuroscience. 2016;266(5):387-396.

3. Kay SR, Fiszbein A, Opler LA. The Positive and Negative Syndrome Scale (PANSS) for Schizophrenia. Schizophrenia Bulletin. 1987;13(2):261-276.

4. Cao Tiến Đức, Bùi Tiến Dũng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các triệu chứng âm tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính. Tạp chí Thông tin y dược. 2010.

5. Trần Thị Thu Hà. Thấu hiểu bản thân ở người bệnh tâm thần phân liệt thể p5. aranoid. Vietnam Medical Journal. 2021.

6. Ohi K, Sumiyoshi C, Fujino H, et al. A Brief Assessment of Intelligence Decline in Schizophrenia As Represented by the Difference between Current and Premorbid Intellectual Quotient. Front Psychiatry. 2017;8:293.

7. Đỗ Xuân Tĩnh, Đinh Thị Huệ, Bùi Quang Huy. Nghiên cứu kết quả điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt có và không có triệu chứng âm tính bằng Olanzapine. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;519 (2).