NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 10 THÁNG 10 NĂM 2020

BS.Nguyễn Mai Trang – P. Chỉ đạo tuyến

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ngày sức khỏe tâm thần thế giới (World mental health Day) được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Chủ đề ngày Sức khỏe Tâm thần năm nay là: “TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN -DIGNITY IN MENTAL HEALTH“, với ý nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sống một cuộc sống lành mạnh cùng với người bệnh tâm thần. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Năm 2020, sức khỏe tâm thần có tầm quan trọng thứ 2 chỉ sau bệnh tim mạch. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 400 triệu người bị mắc một trong các rối loạn tâm thần.

Ở Việt Nam, tỷ lệ dân số mắc bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần theo các báo cáo là 15% điển hình như một số bệnh: trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, tự kỷ triển ở trẻ em, sa sút trí tuệ ở người già… Theo các BS chuyên khoa, đây là con số thống kê chưa đầy đủ. Bởi trên thực tế, số người bệnh được chữa trị còn rất thấp, chỉ có 20% số người mắc bệnh đi khám. Nguyên nhân nhiều người cho rằng mình chỉ bị mỏi mệt cơ thể, chứ không phải mắc bệnh liên quan tới tâm thần, hoặc là mắc bệnh liên quan tới tâm thần song không quá quan trọng, không đáng quan tâm. Nhiều người còn lo ngại nếu mình bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội xung quanh, vì vậy, nhiều người chọn cách giấu bệnh, không đi khám chữa…, dẫn tới tỷ lệ đi khám các bệnh tâm thần rất thấp.

Ngoài ra, số người ít đi khám đúng chuyên khoa tâm thần, tâm lý nhưng nhiều người lại đi khám các chuyên khoa khác. Và như vậy, số ít bệnh nhân được khám đúng chuyên khoa tâm thầm tâm lý rất ít.

Tại Thành phố Hà Nội, qua các thực tế khám và điều trị cho người bệnh nhận thấy được có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như: áp lực công việc, áp lực gia đình, stress, giới trẻ có thể dễ dàng các loại ma túy tổng hợp, sự cô lập với trẻ nhỏ, thói quen sử dụng internet quá nhiều của các gia đình…… Nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ bỏ học sớm, vi phạm pháp luật, lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện, thậm chí nghĩ đến chuyện tự tử…

Năm nay, WHO khuyến cáo tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về những gì có thể thực hiện được để đảm bảo rằng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể tiếp tục sống với phẩm giá của họ. Thông qua các chính sách và pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phải thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của mọi người dân về SKTT, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phải nhắc đến quyền con người, tôn trọng sự chấp thuận điều trị, bao gồm cả các quy trình thực hiện và thông tin công khai. Thay vì điều trị, chăm sóc tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần, WHO khuyến khích tất cả các quốc gia lồng ghép SKTT và chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp điều trị, chăm sóc SKTT tại các bệnh viện đa khoa và phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng.

Để hiểu rõ và đề phòng mắc các bệnh về rối loạn tâm thần gia đình  cần phải :

– Hiểu rõ về bệnh tâm thần, tích cực tham gia chữa bệnh nếu mắc phải.

– Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh.

– Chấp nhận hành vi, cảm xúc dị thường của bệnh nhân, tỏ rõ tình yêu thương với người bệnh.

– Cần kiên trì, giúp đỡ, không bi quan chán nản, cưỡng ép, giận dữ với người bệnh.

– Giúp bệnh nhân phục hồi chức năng tâm lý xã hội và chức năng lao động nghề nghiệp.

Ngoài ra, mỗi người dân ngoài cộng đồng cũng đươc khuyến cáo để đề phòng mắc các rối loạn tâm thần như:

– Mỗi người dân cần duy trì lối song lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích.

– Có tinh thần thoải mái, lạc quan , hòa đồng, làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý.

– Tăng cường hoạt động thể chất là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng chống tâm thần hiệu quả.

Bệnh tâm thần có thể chữa khỏi hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách./.