TICS VÀ TOURETTE:ĐIỀU TRỊ VÀ HỖ TRỢ

Nguyễn Thị Thùy Linh

Mọi người thường nghĩ rằng Tics và Tourette là bệnh lý với biểu hiện người bệnh vô cớ phát ra các câu chửi thề, nói tục (coprolalia). Thực tế, phần lớn người mắc Tics hay Tourret không có biểu hiện này. Việc đánh giá sai lệch hoặc chế giễu có thể làm người bệnh cảm thấy bị cô lập và tổn thương tâm lý. Ví dụ, một số hành vi như chạm vào người khác, hét lớn, hay phát ra âm thanh kỳ lạ không phản ánh tính cách hoặc ý định của người bệnh, mà đơn giản chỉ là biểu hiện Tic.

Điều trị và can thiệp

Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn Tics và Tourette, tuy nhiên Tics có thể được kiểm soát thông qua:

Thuốc – các thuốc an thần kinh giúp giảm biểu hiện của Tic, đồng thời điều trị các bệnh lý đi kèm. Hơn 85% người mắc Tics hay hội chứng Tourette đồng mắc các rối loạn như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD); Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.

Trị liệu hành vi:

  • Liệu pháp hành vi đảo ngược (Habit Reversal Therapy -HRT): giúp nhận biết Tic và thay thế bằng hành vi cạnh tranh.
  • Liệu pháp tập nhiễm và phòng ngừa phản ứng (Exposure and Response Prevention- ERP): tập luyện để làm quen với cảm giác muốn Tic mà không thực hiện.

Mặc dù điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp hành vi giúp kiểm soát một phần Tic, các nguồn lực chuyên môn tại nhiều cơ sở y tế còn hạn chế. Do vậy, điều quan trọng là tạo dựng mạng lưới hỗ trợ cộng đồng, chia sẻ thông tin và giúp đỡ người mắc Tic.

Hỗ trợ tại gia đình và cộng đồng:

  • Không yêu cầu trẻ “phải ngừng Tic” – điều này có thể làm trẻ căng thẳng và tệ hơn.
  • Phớt lờ nhẹ nhàng tic nếu động tác đó không gây hại.
  • Hỗ trợ khi trẻ mệt hoặc đau do Tic – ví dụ: massage, chườm nóng, nghỉ ngơi…
  • Giữ thái độ thông cảm, nhẹ nhàng, tránh dán nhãn sai lệch hoặc trừng phạt vì những động tác ngoài kiểm soát.

Hỗ trợ tại trường học:

  • Hãy nhớ rằng phần lớn học sinh Hội chứng Tourette có trí tuệ bình thường hoặc cao, nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi:
    • Giảm tập trung (do ADHD)
    • Khó viết, khó đọc
    • Nỗi sợ nói trước đám đông (vì Tic âm thanh hoặc sợ cảm giác bị phán xét)
  • Chiến lược dành cho giáo viên:
    • Tránh cho học sinh ngồi ở giữa lớp hoặc gần vật dễ vỡ.
    • Cho phép sử dụng laptop nếu viết tay khó khăn.
    • Cân nhắc cho nghỉ giải lao hoặc ngồi riêng khi làm bài kiểm tra.
    • Thiết lập thẻ “time-out” để học sinh có thể ra ngoài “xả” các biểu hiện Tic khi cần.
    • Truyền thông trong nhà trường để xây dựng mạng lưới bạn bè hỗ trợ

Các cách làm giảm Tic trong đời sống hàng ngày

Người mắc Tic có thể thực hiện một số cách thực tế để giảm hoặc kiểm soát sự xuất hiện của Tic, bao gồm:

  • Tập thể dục nhẹ, kéo giãn cơ bắp mỗi ngày.
  • Chơi nhạc cụ, vẽ tranh, hát giúp chuyển hướng tập trung.
  • Sử dụng đồ chơi cầm tay để giảm hành vi gõ, vỗ.
  • Dùng kẹo cao su với Tic nghiến răng hay ho/hắng giọng.
  • Giữ môi trường ít căng thẳng, giảm kích thích (ánh sáng chói, âm thanh lớn).

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.tourettes-action.org.uk/storage/downloads/1692265793__TA-What-Makes-Us-Tic-Brochure-DL-20pp-2023.pdf
  2. https://www.tourettes-action.org.uk/storage/downloads/1374586646_Tic-tips—managing-your-TS.pdf
  3. https://www.tourettes-action.org.uk/storage/downloads/1583409432_tourettes-action-key-facts-for-teachers_Feb2020.pdf

Phần nguồn tham khảo này c bổ sung tương tự cả vào bài đăng Tic sáng nay giúp em với nhé

Bài viết liên quan: Phần này để đường link bài đăng Tic sáng nay ạ