KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ PROTEIN C PHẢN ỨNG Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

  • Trang chủ
  • Nghiên cứu khoa học
  • KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ PROTEIN C PHẢN ỨNG Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài: ThS.BSCKII Đỗ Văn Thắng

Thư ký đề tài: BSCKI. Phan Thị Thu Hiền

Cộng sự: BSCKI. Trần Thu Hà, CNĐD. Vũ Thị Thắm, Nguyễn Diệu Linh

Tóm tắt:

Mục tiêu: Nhận xét sự thay đổi nồng độ Protein C phản ứng ở người bệnh nữ rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tìm hiểu mối liên quan rối loạn trầm cảm với nồng độ Protein C. Kết quả: Nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại thời điểm T0 là: 1,87 ± 0,98 mg/L và sau 4 tuần điều trị là: 1,53 ± 0,79 mg/L. Không có sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở người bệnh rối loạn trầm cảm tại hai thời điểm trước và sau điều trị với p>0,05. Có sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở nhóm người bệnh có ý tưởng – hành vi tự sát và không có ý tưởng – hành vi tự sát với p<0,05. Sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại hai thời điểm T0 và T3 ở các mức thang điểm HAM-D có ý nghĩa thống kê với p<0,05./.

Objective: Review of changes in C-reactive Protein concentrations in female patients with depressive disorders treated as inpatients at Hanoi Psychiatric Hospital.. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: The average C-reactive Protein concentration at T0 was: 1.87 ± 0.98 mg/L and after 4 weeks of treatment was: 1.53 ± 0.79 mg/L. There was no difference in the average C-reactive Protein concentration in patients with depressive disorder at two times before and after treatment with p>0.05. There is a difference in the average C-reactive Protein concentration in the group of patients with suicidal ideation – behavior and without suicidal ideation – behavior with p < 0.05. The difference in average C-reactive Protein concentration at the two time points T0 and T3 at the HAM-D scale levels is statistically significant with p<0.05./.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trầm cảm là bệnh tâm thần phổ biến nhất ảnh hưởng đến khoảng 10-20% dân số nói chung 1. Năm 2008, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp trầm cảm là nguyên nhân thứ ba gây gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới và dự đoán rằng nó sẽ đứng đầu vào năm 2030 2. Trầm cảm cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do tự sát, với tỷ lệ mắc bệnh lên tới 800.000 mỗi năm trên toàn thế giới 3. Nó thường biểu hiện ở tuổi trưởng thành sớm, với độ tuổi khởi phát trung bình khoảng 20-25 tuổi 4. Trầm cảm thường liên quan đến các tình trạng khác mà tình trạng viêm nhiễm gia tăng đã được ghi nhận, chẳng hạn như bệnh tim mạch, béo phì, tình trạng hút thuốc và thiếu hụt dinh dưỡng cụ thể 11. Hơn nữa, có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc kích hoạt hệ thống miễn dịch bẩm sinh có thể dẫn đến “các hành vi bệnh tật” được đặc trưng bởi các triệu chứng giống như trầm cảm, bao gồm chứng anhedonia, sụt cân và thèm ăn, suy giảm trí nhớ, cũng như cũng như rối loạn chức năng nhận thức và xã hội 12.

Hơn nữa, một số nghiên cứu đã điều tra vai trò của một tập hợp các dấu ấn sinh học gây viêm cụ thể trong các rối loạn trầm cảm, bao gồm Protein phản ứng C (CRP) 13.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về vai trò của protein C phản ứng ở người bệnh rối loạn trầm cảm. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát nồng độ Protein C phản ứng ở người bệnh rối loạn trầm cảm điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội” là đề tài nghiên cứu của mình với mục tiêu:

Nhận xét sự thay đổi nồng độ Protein C phản ứng ở người bệnh nữ rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm 31người bệnh nữ điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ dưới đây.

*  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

Người bệnh nữ có biểu hiện trầm cảm thuộc mã bệnh F32, F33 điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

* Tiêu chuẩn loại trừ

– Loại trừ các người bệnh có các bệnh lý nội khoa nặng kèm theo như: viêm gan, suy thận…

– Loại trừ các người bệnh có bệnh lý viêm cấp, bán cấp và mạn tính.

– Loại trừ các người bệnh không có người nhà cung cấp bệnh sử, tiền sử.

– Người bệnh không hợp tác trong quá trình nghiên cứu làm xét nghiệm.

– Người bệnh có sử dụng ma túy, rượu.

– Người bệnh không tự nguyện tham gia nghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tìm hiểu mối liên quan rối loạn trầm cảm với nồng độ Protein C.

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Gồm 31 người bệnh nữ thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn trên.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung

Bảng 1. Đặc điểm nhóm tuổi hiện tại

STTNhóm tuổiSố lượngTỷ lệ %
1< 3013,23
230 – 4026,45
341-50929,03
451-601135,48
5> 60825,81
 Tuổi trung bình51,42 ±  8,71

Người bệnh có tuổi từ 51-60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,48% (11/31 người bệnh). Người bệnh có tuổi dưới 30 chỉ gặp 01 người bệnh chiếm tỷ lệ 3,23%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 51,42 ±  8,71.

Bảng 2. Đặc điểm nhóm tuổi khởi phát

STTNhóm tuổiSố lượngTỷ lệ %p
1≤ 20 tuổi13,23 
221-40 tuổi1238,71 
3> 40 tuổi1858,06 
4Tổng31100,00 
 Trung bình43,57 ±  6,93 

Người bệnh có tuổi khởi dưới 20 chỉ gặp 01 người bệnh chiểm tỷ lệ 3,23%; tuổi khởi phát trên 40 gặp với tỷ lệ cao nhất là 58,06% (18/31 người bệnh). Tuổi khởi phát trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là: 43,57 ±  6,93.

2.  Thay đổi nồng độ protein C.

Bảng 3. Đặc điểm thay đổi nồng độ Protein C phản ứng

  STT  Nồng độ protein CT0T3
n%n%
1< 01 mg/L1032.261548.39
201-03 mg/L1548.391445.16
3> 03 mg/L619.3526.45
 Tổng31100.0031100.00
 Trung bình1,87 ± 0,981,53  ± 0,79

          Tại thời điểm T0, người bệnh có nồng độ Protein C phản ứng từ 01-03 mg/L chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,39% (15/31 người bệnh); trong khi ở thời điểm T3 người bệnh có nồng độ Protein C phản ứng dưới 01mg/L chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,39% (15/31 người bệnh). Nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại thời điểm T0 và T1 là 1,87 ± 0,98 mg/L; 1,53  ± 0,79 mg/L. Không có sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở người bệnh rối loạn trầm cảm tại hai thời điểm trước và sau điều trị với p>0,05.

Bảng 4. Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở các nhóm tuổi

STTNhóm tuổiNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
1< 302,751,24
230 – 402,151,90
341 – 501,89 ± 0,451,78 ± 0,57
451 – 601,45 ± 0,381,39 ± 0,32
5> 601,97 ± 0,691,87 ± 0,75

Ở nhóm tuổi dưới 30, điểm nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại thời điểm T0, T3 là: 2,75 và 1,24 mg/L. Nồng độ Protein C phản ứng trung bình theo lứa tuổi không có sự khác biệt với p > 0,05.

Bảng 5. Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng trung bình và nhóm tuổi khởi phát

STTNhóm tuổi khởi phátNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
1≤ 20 tuổi2,751,24
221-40 tuổi1,57 ± 0,731,49 ± 0,59
3> 40 tuổi1,79 ± 0,841,65 ± 0,76

Nhóm tuổi dưới 20 có nồng độ Protein C phản ứng trung bình là 2,75 mg/L (T0); 1,24 mg/L (T3). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Protein C phản ứng trung bình theo nhóm tuổi khới phát với p > 0,05.

Bảng 6.Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng trung bình và thời gian bị bệnh

STTThời gian bị bệnhNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
1Dưới 1 năm1,91 ±0,531,49 ±0,49
2Từ 1 đến dưới 5 năm  1,86 ±0,781,57 ±0,51
3Từ 5 đến dưới 10 năm1,73 ±0,811,63 ±0,57
4Từ 10 năm trở lên1,92 ±0,751,71 ±0,73

Nhóm người bệnh có thời gian bị bệnh dưới 1 năm, nồng độ Protein C phản ứng trung bình lần lượt là: 1,91 ±0,53  mg/L (T0); 1,49 ±0,49 mg/L (T3). Đồng thời nhóm người bệnh có thời gian bị bệnh từ 5 đến 10 năm, nồng độ Protein C phản ứng trung bình thấp nhất lần lượt là: 1,73 ±0,81 mg/L (T0); 1,63 ±0,57 mg/L (T3). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Protein C phản ứng trung bình và thời gian bị bệnh với p>0,05.

Bảng 7. Đặc điểm nồng độ C phản ứng trung bình và thể bệnh

STTThể bệnhNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
1F321,84 ± 0,851,49 ±  0,73
2F331,95 ± 0,911,64 ± 0,67

Nhận xét:

Nhóm người bệnh F32 có nồng độ Protein C phản ứng trung bình lần lượt là 1,84 ± 0,85mg/L (T0);  1,49 ± 0,73mg/L (T3) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nhóm người bệnh được chẩn đoán F33 có nồng độ Protein C phản ứng trung bình lần lượt là 1,95 ± 0,91mg/L (T0); 1,64 ± 0,67mg/L (T3) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở hai nhóm thể bệnh F32 và F33 tại hai thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 8. Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng và mức độ trầm cảm

STTMức độ trầm cảmNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
1Trầm cảm nhẹ1,18  ±  0,711,27  ±  0,61
2Trầm cảm vừa1,68  ±  0,841,89  ±  0,87
3Trầm cảm nặng2,15  ±  0,952,5
4Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm01,13  ±  0,72

Tại thời điểm T0, trầm cảm nặng có nồng độ Protein C phản ứng trung bình cao nhất là 2,15  ±  0,95 mg/L và thấp nhất là trầm cảm nhẹ là 1,18  ±  0,71mg/L. Tại thời điểm T3 trầm cảm nặng có nồng độ Protein C phản ứng trung bình cao nhất là 2,25 mg/L và thấp nhất là không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm là 1,18  ±  0,71mg/L.

Bảng 9. Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng trung bình  và tự sát

STTTự sátNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)
1Có ý tưởng và hành vi tự sát3,11 ±  1,06
2Có tiền sử có ý tưởng và hành vi tự sát hiện không có1,93  ±  0,96
3Không có ý tưởng và hành vi tự sát1,58 ±  0,97

Người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát có nồng độ Protein C phản ứng trung bình cao nhất là 3,11 ±  1,06 mg/L; thấp nhất nhóm không có ý tưởng và hành vi tự sát là 1,58 ±  0,97 mg/L. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 10. Đặc điểm nồng độ Protein C phản ứng và điểm thang HAM-D

STTThang HAM – DNồng độ trung bình tại thời điểm T0 (mg/L)Nồng độ trung bình tại thời điểm T3 (mg/L)
10-701,12 ± 0,37
28-131,47 ± 0,511,57 ± 0,45
314-181,74 ± 0,621,87 ± 0,74
419-222,91 ± 0,932,5
5> 233,250

Tại thời điểm T0, người bệnh có điểm thang HAM-D trên 23 có nồng độ Protein C phản ứng trung bình là cao nhất là 3,25 mg/L và thấp nhất là người bệnh có thang điểm HAM-D từ 8-13 điểm là 1,47 ± 0,51 mg/L. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vớp p<0,01. Tại thời điểm T1, người bệnh có điểm thang HAM-D từ 19-22 có nồng độ Protein C phản ứng trung bình là cao nhất là 2,5 mg/L và thấp nhất là người bệnh có thang điểm HAM-D từ 0-7 điểm là 1,12 ± 0,37 mg/L. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê vớp p<0,05.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trên 31 người bệnh rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần Hà nội trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2023 và theo dõi xét nghiệm Protein C phẩn ứng chúng tôi có một số kết luận sau.

Nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại thời điểm T0 là: 1,87 ± 0,98 mg/L và sau 4 tuần điều trị là: 1,53 ± 0,79 mg/L. Không có sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở người bệnh rối loạn trầm cảm tại hai thời điểm trước và sau điều trị với p>0,05.

Nồng độ Protein C phản ứng trung bình theo lứa tuổi không có sự khác biệt với p > 0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ Protein C phản ứng trung bình theo nhóm tuổi khới phát với p > 0,05. Sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình và thời gian bị bệnh không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở hai nhóm thể bệnh F32 và F33 tại hai thời điểm khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Có sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình ở nhóm người bệnh có ý tưởng – hành vi tự sát và không có ý tưởng – hành vi tự sát với p<0,05. Sự khác biệt về nồng độ Protein C phản ứng trung bình tại hai thời điểm T0 và T3 ở các mức thang điểm HAM-D có ý nghĩa thống kê với p<0,05./.

Tài liệu tham khảo

1. Lim GY, Tam WW, Lu Y, Ho CS, Zhang MW, Ho RC. Prevalence of Depression in the Community from 30 Countries between 1994 and 2014. Sci Rep. 2018;8(1):2861. doi:10.1038/s41598-018-21243-x

2.       World Health Organization. The Global Burden of Disease : 2004 Update. World Health Organization; 2008. Accessed March 9, 2023. https://apps.who.int/iris/handle/10665/43942

3.       World Health Organization. Depression and Other Common Mental Disorders: Global Health Estimates. World Health Organization; 2017. Accessed March 9, 2023. https://apps.who.int/iris/handle/10665/254610

4.       Malhi GS, Mann JJ. Depression. Lancet Lond Engl. 2018;392(10161):2299-2312. doi:10.1016/S0140-6736(18)31948-2

5.       Kessler RC, Bromet EJ. The epidemiology of depression across cultures. Annu Rev Public Health. 2013;34:119-138. doi:10.1146/annurev-publhealth-031912-114409

6.       Kuehner C. Why is depression more common among women than among men? Lancet Psychiatry. 2017;4(2):146-158. doi:10.1016/S2215-0366(16)30263-2

7.       Perez-Caballero L, Torres-Sanchez S, Romero-López-Alberca C, González-Saiz F, Mico JA, Berrocoso E. Monoaminergic system and depression. Cell Tissue Res. 2019;377(1):107-113. doi:10.1007/s00441-018-2978-8

8.       Uchida S, Yamagata H, Seki T, Watanabe Y. Epigenetic mechanisms of major depression: Targeting neuronal plasticity. Psychiatry Clin Neurosci. 2018;72(4):212-227. doi:10.1111/pcn.12621

9.       Osimo EF, Pillinger T, Rodriguez IM, Khandaker GM, Pariante CM, Howes OD. Inflammatory markers in depression: A meta-analysis of mean differences and variability in 5,166 patients and 5,083 controls. Brain Behav Immun. 2020;87:901-909. doi:10.1016/j.bbi.2020.02.010

10.     Pope JE, Choy EH. C-reactive protein and implications in rheumatoid arthritis and associated comorbidities. Semin Arthritis Rheum. 2021;51(1):219-229. doi:10.1016/j.semarthrit.2020.11.005