ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN CẢM XÚC  Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN SỬ DỤNG CHẤT DẠNG AMPHETAMIN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  • Trang chủ
  • Nghiên cứu khoa học
  • ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN CẢM XÚC  Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN LIÊN QUAN SỬ DỤNG CHẤT DẠNG AMPHETAMIN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hải

Thư ký đề tài: Phạm Thế Văn

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Năm nghiên cứu: 2022

TÓM TẮT

Rối loạn cảm xúc có thể gây rối loạn hành vi, thậm chí là các hành vi nguy hiểm và rối loạn cảm xúc cũng có thể là một trong những nhân tố gây tái sử dụng ma túy ở nhóm người bệnh này, đã có một số nghiên cứu về trầm cảm, lo âu liên quan đến sử dụng chất dạng amphetamin, nhưng chưa có nghiên cứu rộng về rối loạn cảm xúc chung ở người bệnh sử dụng chất dạng amphetamin. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất dạng amphetamin điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

Đối tượng: 60 người bệnh RLTT liên quan sử chất dạng amphetamine điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 31.28 ± 6.692. Rối loạn cảm xúc là triệu chứng thường gặp trong nhóm  nghiên cứu: cảm xúc dễ cáu giận 45,0%, lo âu 35,0% tiếp đến là cảm xúc không ổn định 33,3%, trầm cảm 26,7%  rối loạn cảm xúc khác 3,3%. Trầm cảm chủ yếu là trầm cảm mức độ nhẹ 16,7%, mức độ trầm cảm vừa 10,0%. Các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm thường gặp là giảm năng lượng chiếm 75.0%; tiếp đến là giảm khí sắc chiếm 68.8%. Các triệu chứng phổ biến thường gặp nhất là giảm sút sự tập trung rối loạn giấc ngủ (100%), giảm tập trung chú ý  87.5%, các triệu chứng phổ biến khác thấp. Kết luận: Các rối loạn cảm xúc là triệu chứng thường gặp và khá phổ biến, có thể gây ra rối loạn hành vi nguy hiểm.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chất dạng amphetamin là một trong những loại ma túy nguy hiểm nhất nhất, gây nhiều hậu quả về gia đình, xã hội, sức khỏe thể chất và tâm thần. Các chất dạng amphetamin (ATS) là nhóm ma túy kích thần, gây hưng phấn, giúp cải thiện  sự tập trung, giảm thèm ăn, giảm nhu cầu ngủ. Đây là chất có thể gây ra ảo giác, hoang tưởng và các triệu chứng loạn thần khác ở người sử dụng. Có nhiều đường sử dụng ATS như sử dụng qua đường hút, hít, uống hoặc tiêm 2.

Rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm… là triệu chứng thường gặp ở người bệnh sử dụng chất dạng amphetamin. Rối loạn cảm xúc có thể gây rối loạn hành vi, thậm chí là các hành vi nguy hiểm và rối loạn cảm xúc cũng có thể là một trong những nhân tố gây tái sử dụng ma túy ở nhóm người bệnh này.

Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về trầm cảm, lo âu liên quan đến sử dụng chất dạng amphetamin, nhưng chưa có nghiên cứu rộng về rối loạn cảm xúc chung ở người bệnh sử dụng chất dạng amphetamin, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc ở người bệnh rối loạn tâm thần do sử dụng chất dạng amphetamin điều trị nội trú”

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. 2.1.3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

– Địa điểm: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

– Thời gian:  Từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022.

– Đối tượng nghiên cứu bao gm 60 người bệnh rối loạn tâm thn liên quan s dng ATS đáp ng tiêu chun theo ICD-10 mc F15 phiên bản dành cho nghiên cứu, điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Loại trừ NB có rối loạn tâm thần khác trước khi sử dụng ATS. NB có bệnh cơ thể nặng. NB tiền sử, hiện tại sử dụng chất gây nghiện, ma túy khác (trừ thuốc lá, cà phê, trà).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang triệu chứng rối loạn cảm xúc ở người bệnh rối loạn tâm thần liên quan đến sử dụng ATS. Cỡ mẫu: nghiên cứu được tính theo công thức  “Ước tính một tỷ lệ trong quần thể”…….

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

  • Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (N = 60).
Đặc điểm Nhóm n %
Tuổi Tuổi trung bình 31,28 ± 6,692
Nghề nghiệp Không nghề 46 76,7
Nông dân 5 8,3
Nghề khác 9 15,0
Hôn nhân Chưa kết hôn 37 61,7
Kết hôn 14 23,3
Ly hôn, ly thân 9 15,0
Địa dư Nông thôn 23 38,3
Thành thị 37 61,7

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 31,28 ± 6,692

Tỷ lệ học vấn THPT cao nhất 65,0%, THCS 31,7%, học vấn tiểu học chỉ chiếm 3,3%.

– Tỷ lệ không nghề chiếm cao nhất 76,7%, nông dân 8,3%, các nghề khác 15,0%.

– Chưa kết hôn chiếm tỷ lệ cao nhất 61,7%, ly hôn, ly thân chiếm tỷ lệ khá cao 15,0%.

– Tỷ lệ người bệnh ở thành thị 61,7%, nông thôn 38,3%.

3.1.2. Đặc điểm về sử dụng ATS

  • Tuổi bắt đầu sử dụng ATS (N = 60).
Tuổi N %
< 21 14 23,3
21 – 30 34 56,7
31 – 40 11 18,3
> 40 1 1,7
Min – Max 17 40
Trung bình 25,68 ± 6,044

– Tuổi trung bình bắt đầu sử dụng ATS là 25,68 ± 6,044 tuổi, sớm nhất 17 tuổi, muộn nhất 40 tuổi.

– Nhóm bắt đầu sử dụng ATS 21-30 tuổi có tỷ lệ cao nhất 56,7%, kế tiếp nhóm dưới 21 tuổi 23,3%, trên 40 tuổi chỉ có 1 người bệnh (1,7%).

  • Thời gian sử dụng ATS (N = 60).
Nhóm (năm) N %
< 3 15 25,0
3 – 5 15 25,0
> 5 30 50,0
Min – Max 1 14
Trung bình 5,67 ± 3,229

– Thời gian sử dung ATS trung bình của cả nhóm nghiên cứu là 5,67 ± 3,229 năm, ngắn nhất 1 năm, dài nhất 14 năm.

– Tỷ lệ nhóm người bệnh trên 5 năm chiếm chủ yếu 50,0%.

3.2. Đặc điểm triệu chứng rối loạn cảm xúc ở người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ATS

3.2.1. Triệu chứng rối loạn tâm thần và hành vi khác giai đoạn T0.

  • Tỷ lệ triệu chứng loạn thần và rối loạn tư duy giai đoạn T0 (N = 60).
Triệu chứng n %
Ảo giác 7 11,7
Ảo thanh 3 5,0
Ảo thị 4 6,7
Hoang tưởng 30 50,0
Hoang tưởng bị hại 28 46,7
Hoang tưởng bị theo dõi 4 6,7
Hoang tưởng liên hệ 2 3,3
Liên tưởng chậm 9 15,0
Liên tưởng nhanh 22 36,7
Rối loạn tư duy khác 12 20,0

– Hoang tưởng chiếm tỷ lệ cao 50,0%, hoang tưởng bị hại 46,7%, hoang tưởng bị theo dõi 6,7%, hoang tưởng 3,3%.

– Ảo giác chiếm tỷ lệ 11,7%, ảo thanh 5,0%, ảo thị 6,7%.

– Liên tưởng nhanh 36,7%, liên tưởng chậm 15,0%, rối loạn tư duy khác 20,0%.

  • Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc giai đoạn T0 (N = 60).
Triệu chứng n %
Lo âu 21 35,0
Cảm xúc dễ cáu giận 27 45,0
Cảm xúc không ổn định 20 33,3
Trầm cảm 16 26,7
Hưng cảm 1 1,7
RLCX khác 2 3,3

– Tỷ lệ triệu chứng cảm xúc dễ cáu giận cao nhất 45,0%, lo âu 35,0%, cảm xúc không ổn định 33,3%, trầm cảm 26,7%.

  • Tỷ lệ triệu chứng rối loạn hành vi, nhận thức giai đoạn T0 (N = 60).
Triệu chứng n %
Kích động 16 26,7
Gây hấn 22 36,7
Chậm chạp tâm thần vận động 6 10,0
Tăng vận động 4 6,7
Hủy hoại thân thể 2 3,3
Rối loạn hành vi khác 11 18,3
Giảm tập trung chú ý 52 86,7

– Tỷ lệ gây hấn có tỷ lệ cao nhất trong rối loạn hành vi 36,7%, tỷ lệ kích động khá cao 26,7%, chậm chạp tâm thần vận động 10,0%, tăng vận động 6,7%.

– Giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ cao 86,7%.

3.2.2. Đặc điểm các triệu chứng rối loạn cảm xúc lúc vào viện.

  • Tỷ lệ mức độ trầm cảm giai đoạn T0 (N = 60).
Mức độ trầm cảm n %
Không trầm cảm 44 73,3
Trầm cảm mức độ nhẹ 10 16,7
Trầm cảm mức độ trung bình 6 10,0

– Tỷ lệ trần cảm chiếm 26,7%, trong đó trầm cảm mức độ nhẹ 16,7%, trầm cảm mức độ trung bình 10,0%, không có trầm cảm mức độ nặng.

  • Tỷ lệ triệu chứng chủ yếu của trầm cảm nhóm NB có trầm cảm T0 (N = 16).
Triệu chứng n %
Giảm khí sắc 11 68,8
Giảm năng lượng 12 75,0
Giảm quan tâm thích thú 7 43,8

– Tỷ lệ triệu chứng giảm năng lượng cao nhất 75,0%, kế tiếp giảm khí sắc 68,8%, giảm quan tâm thích thú 43,8%.

 

  • Tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm nhóm NB có trầm cảm T0 (N = 16).
Triệu chứng n %
Giảm tập trung chú ý 14 87,5
Giảm tự trọng và lòng tự tin 9 56,3
Ý tưởng bị tội 0 0
Nhìn tương lai ảm đạm 4 25,0
Ý tưởng tự sát và HV hủy hoại thân thể 2 3,3
Rối loạn giấc ngủ 16 100,0
Ăn kém ngon miệng 9 56,3

– Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ gặp ở 100,0% người bệnh có trầm cảm. Tỷ lê giảm tập trung chú ý, giảm tự trọng và lòng tự tin, ăn kém ngon miệng chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là  87,5%, 56,3% và 56,3%. Các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp, không thấy triệu chứng ý tưởng bị tội.

3.2.3. Mối liên quan rối loạn cảm xúc với một số nhân tố.

  • Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo nhóm tuổi NB giai đoạn T0 (N = 60).
Nhóm tuổi

 

Triệu chứng

30

N = 31

> 30

N = 29

OR P
n % n %
Lo âu 11 35,5 10 34,5 1,0450 0,935
Cảm xúc dễ cáu giận 18 58,1 9 31,0 3,0769 0,035
Cảm xúc không ổn định 5 16,1 15 51,7 0,1795 0,003
Trầm cảm 9 29,0 7 24,1 1,2857 0,668

– Tỷ lệ cảm xúc dễ cáu giận cao hơn ở nhóm người bệnh từ 30 tuổi trở xuống (58,1%) so với nhóm người bệnh trên 30 tuổi (31,05), sự khác biệt có ý nghia thống kê (p = 0,035). Tỷ lệ cảm xúc không ổn định thấp hơn ở nhóm người bệnh từ 30 tuổi trở xuống (16,1%) so với nhóm người bệnh trên 30 tuổi (51,75), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,003).

– Tỷ lệ triệu chứng lo âu và trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm từ 30 tuổi trở xuống và nhóm trên 30 tuổi (p > 0,05).

  • Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo nhóm tuổi bắt đầu sử dụng ATS giai đoạn T0.
Tuổi bắt đầu sd ATS

 

Triệu chứng

30

N = 48

> 30

N = 12

OR P
n % n %
Lo âu 18 37,5 3 25,0 1,8000 0,513
Cảm xúc dễ cáu giận 21 43,8 6 50,0 0,7778 0,697
Cảm xúc không ổn định 15 31,3 5 41,7 0,6364 0,493
Trầm cảm 12 25,0 4 33,3 0,6667 0,559

 – Tỷ lệ các triệu chứng lo âu, cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định, trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bắt đầu sự ATS từ 30 tuổi trở xuống và nhóm trên 30 tuổi, với p > 0,05.

  • Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo thời sử dụng ATS giai đoạn T0.
Thời gian

 

Triệu chứng

5 năm

N = 30

> 5 năm

N = 30

OR P
n % n %
Lo âu 10 33,3 11 36,7 0,8636 0,786
Cảm xúc dễ cáu giận 15 50,0 12 40,0 1,5000 0,436
Cảm xúc không ổn định 10 33,3 10 33,3 1,000 1,000
Trầm cảm 9 30,0 7 23,3 1,4082 0,559

– Tỷ lệ các triệu chứng lo âu, cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định, trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm theo thời gian sử dụng ATS từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm, với p > 0,05.

 

  • Bảng 3.16: Tiến triển một số triệu chứng theo thời gian điều trị (N = 60).
Thời gian

 

Triệu chứng

T0

N = 60

T1

N = 60

T2

N = 56

OR P
n % n % n %
Lo âu 21 35,0 10 16,7 5 8,9 0,1: 2,6923

0,2: 5,4923

1,2: 2,0400

0,021

0,000

0,214

Cảm xúc dễ cáu giận 27 45,0 25 41,7 20 35,7 0,1: 1,1455

0,2: 1,0636

1,2: 0,9286

0,712

0,875

0,851

C.xúc không ổn định 20 33,3 3 5,0 1 1,8 0,1: 27,500

0,2: 29,500

1,2: –

0,000

0,000

Trầm cảm 16 26,7 9 15,0 3 5,4 0,1: 2,0606

0,2: 6,4242

1,2: 3,1176

0,115

0,001

0,127

– Tỷ lệ triệu chứng lo âu giảm nhanh sau một tuần điều trị, còn tỷ lệ thấp sau hai tuần điều trị (8,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,021 và p = 0,000).

– Triệu chứng cảm xúc không ổn định thuyên giảm nhanh ngay sau một tuần điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p = 0,000).

– Tỷ lệ trầm cảm giảm rõ rệt sau hai tuần điểu trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).

– Triệu chứng dễ cáu giận thuyên giảm chậm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, dù tỷ lệ có giảm, với p > 0,05.

4. BÀN LUẬN

+ Đặc điểm về tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình nhóm NB nghiên cứu là 31,28 ± 6,692 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu có sự tương đồng với các tác giả: Nguyễn Thị Hải, độ tuổi trung bình là 28,86 ± 7,18 22. Trong nghiên cứu của Phạm Thành Luân độ tuổi trung bình là 30,2 ± 8,223. Nakama, tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 32,9 ±8,6 24.

+ Thời gian sử dụng ATS.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian sử dụng ATS trung bình là 5,67 ± 3,229 năm, ngắn nhất 1 năm, dài nhất 14 năm. Tỷ lệ nhóm NB trên 5 năm chiếm 50,0%. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thu thời gian sử dụng ATS trung bình là 2,9±1,1 năm21.

+ Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc giai đoạn T0.

Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ triệu chứng cảm xúc dễ cáu giận cao nhất 45,0%, lo âu 35,0%, cảm xúc không ổn định 33,3%, trầm cảm 26,7%. Nghiên cứu McGregor và cộng sự 68,6% người bệnh cai methamphetamin có triệu biểu hiện cáu giận vô cớ29. Tỷ lệ trầm cảm chiếm 26,7%, trầm cảm mức độ nhẹ 16,7%, trầm cảm mức độ trung bình 10,0%, không có trầm cảm mức độ nặng. Kết quả này cho thấy trầm cảm ở người bệnh sử dụng ATS chủ yếu là trầm cảm nhẹ, vừa, các triệu chứng trầm cảm kín đáo, dễ bị che lấp bởi các triệu chứng rối loạn tâm thần. Kết quả nghiên cứu của Cohen và cộng sự, điểm Beck trung bình lúc vào viện là 16.27±7.72, sau 2 tuần điều trị hóa dược tại cơ sở y tế điểm Beck trung bình là 13.94 ± 5.56 13.

+ Tỷ lệ mức độ trầm cảm giai đoạn T0.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ triệu chứng giảm năng lượng cao nhất 75,0%, kế tiếp giảm khí sắc 68,8%, giảm quan tâm thích thú 43,8%. Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự. Trần Thị Hồng Thu, giảm năng lượng  94,73%, khí sắc trầm là 78,94%, giảm quan tâm thích thú 68,42% 21. Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, giảm quan tâm thích thú 78,8%, khí sắc trầm 75,8% 19.

Kết quả này có thể do ATS là chất kích thích gây kiệt năng lượng, vì vậy giai đoạn thải thuốc người bệnh suy nhược nên triệu chứng giảm năng lượng. Triệu chứng giảm khí sắc là cũng là triệu chứng gặp nhiều, có thể ATS giai đoạn tác dụng dược lý gây cảm xúc hưng phấn, đến giai đoạn thải thuốc trương lực cảm xúc giảm, nên tỷ lệ triệu chứng giảm khí sắc cao.

+Tỷ lệ triệu chứng phổ biến của trầm cảm nhóm NB có trầm cảm giai đoạn T0

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn giấc ngủ gặp ở 100,0%. giảm tập trung chú ý, giảm tự trọng và lòng tự tin, ăn kém ngon miệng chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là  87,5%, 56,3% và 56,3%. Các triệu chứng khác chiếm tỷ lệ thấp, không thấy triệu chứng ý tưởng bị tội. Kết quả này cho thấy rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ cao, có thể do ATS kích thích gây rối loạn hệ thống thức – ngủ dẫn đến mất ngủ. Mặt khác, ATS gây ý thức không sáng sủa, dù không gây rối loạn định hướng, hiện tượng gọi là “ngáo”, vì vậy giảm tập trung chú ý chiếm tỷ lệ cao.

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ gặp nhiều có thể liên quan đến trạng thái cai ATS. Mất ngủ hay ngủ nhiều là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Bảo Ngọc (2013) khi nghiên cứu về trạng thái cai ATS nhận thấy người bệnh ngủ nhiều, hoặc thèm muốn được ngủ chiếm tỷ lệ 39,4%; mất ngủ hay ngủ ít chiếm 60,6%; trong số đó có 45,5% nguời bệnh có xuất hiện những giấc mơ không dễ chịu 19. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải (2019) các triệu chứng phổ biến của trầm cảm thường gặp là rối loạn giấc ngủ (98,3%), giảm tập trung chú ý (100%) 22.

Tuy nhiên khi so sánh với các nghiên cứu phương tây cho thấy kết quả khác biệt rõ rệt, theo nghiên cứu của McKetin và cộng sự có đối chứng giữa nhóm trầm cảm do MA và giai đoạn trầm cảm nội sinh cho thấy trong trầm cảm nội sinh có tỷ lệ triệu chứng buồn chán, trống rỗng cao hơn so với nhóm trầm cảm do MA tỷ lệ tương ứng là 94% so với 79% ở nhóm trầm cảm do MA, so sánh có ý nghĩa thống kê với p<0.00137. Tỷ lệ người bệnh có ý tưởng tự sát ở cả nhóm trầm cảm nội sinh và trầm cảm do MA đều cao, tuy nhiên người bệnh trầm cảm nội sinh có ý tưởng- hành vi tự sát cao hơn so với trầm cảm do MA với tỷ lệ tương ứng là 73% so với 61%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0.01 37.

Cũng trong nghiên cứu này McKetin chỉ ra những người  bệnh trầm cảm do MA thường cảm thấy tội lỗi, tự ti, bản thân vô giá trị hơn so với nhóm trầm cảm nội sinh, tỷ lệ tương ứng là 90% so với 80% 37.

+ Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo nhóm tuổi người bệnh giai đoạn T0.

Tỷ lệ cảm xúc dễ cáu giận nhóm < 30 tuổi (58,1%) cao hơn so với nhóm người bệnh >30 tuổi (31,05%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,035). Tỷ lệ cảm xúc không ổn định thấp hơn ở nhóm người bệnh từ 30 tuổi trở xuống (16,1%) so với nhóm người bệnh trên 30 tuổi (51,75), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,003). Tỷ lệ triệu chứng lo âu và trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm từ 30 tuổi trở xuống và nhóm trên 30 tuổi (p > 0,05).

+ Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo nhóm tuổi bắt đầu sử dụng ATS giai đoạn T0..

Tỷ lệ các triệu chứng lo âu, cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định, trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bắt đầu sự ATS từ 30 tuổi trở xuống và nhóm trên 30 tuổi, với p > 0,05. Kết quả này có thể do nhóm nghiên cứu đều gồm những người bệnh có thời gian sử dụng ATS ít khác biệt, dù tuổi bắt đầu sử dụng ATS khác nhau. Mặt khác, các triệu chứng rối loạn cảm xúc ít phụ thuộc vào tuổi bắt đầu sử dụng ATS.

+ Tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm xúc theo thời gian sử dụng ATS giai đoạn T0.

Tỷ lệ các triệu chứng lo âu, cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định, trầm cảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm theo thời gian sử dụng ATS từ 5 năm trở xuống và trên 5 năm, với p > 0,05. Kết quả này có thể các triệu chứng rối loạn cảm xúc ít phụ thuộc vào thời gian sử dụng ATS, chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng sử dụng ATS hiện tại.

+ Tiến triển một số triệu chứng theo thời gian điều trị.

Tỷ lệ triệu chứng lo âu giảm nhanh sau một tuần điều trị, còn tỷ lệ thấp sau hai tuần điều trị (8,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,021 và p = 0,000). Triệu chứng cảm xúc không ổn định thuyên giảm nhanh ngay sau một tuần điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p = 0,000). Tỷ lệ trầm cảm giảm rõ rệt sau hai tuần điểu trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Triệu chứng dễ cáu giận thuyên giảm chậm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, dù tỷ lệ có giảm, với p > 0,05.

Kết quả này cho thấy triệu chứng rối loạn lo âu, cảm xúc không ổn định, trầm cảm có thể chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn tác dụng dược lý của ATS hoặc giai đoạn thải ATS hoặc do tác dụng gián tiếp do ảo giác, hoang tưởng gây lên, vì vậy thuyên giảm rõ rệt ở giai đoạn một, hai tuần điều trị.

Triệu chứng cảm xúc dễ cáu giận thuyên giảm chậm sau hai tuần điều trị, có thể do liên quan nhiều đến đặc điểm nhân cách của người bệnh. Mặt khác, sau giai đoạn thải thuốc người bệnh luôn đòi hỏi được tự do và những nhu cầu theo thói quen không được đáp ứng, dẫn đến dễ có phản ứng cáu giận, dù giai đoạn này đã hết tác dụng dược lý của ATS và qua giai đoạn thải ATS.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 60 người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ATS điều trị nội trú, chúng tôi rút ra kết luận:

Rối loạn cảm xúc là triệu chứng thường gặp ở người bệnh sử dụng ATS: lo âu 35,0%, cảm xúc dễ cáu giận 45,0%, cảm xúc không ổn định 33,3%, trầm cảm 26,7%, rối loạn cảm xúc khác 3,3%.

Trầm cảm chủ yếu là trầm cảm mức độ nhẹ (16,7%), trầm cảm mức độ vừa (10,0%). Nhóm người bệnh có trầm cảm triệu chứng chủ yếu của trầm cảm cao nhất là giảm năng lượng (75,0%), giảm khí sắc 68,8%, giảm quan tâm thích thú 43,8%. Triệu chứng phổ biến của trầm cảm cao nhất rối loạn giấc ngủ 100,0%, giảm tập trung chú ý 87,5%, các triệu chứng phổ biến khác thấp.

Triệu chứng cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định liên quan đến nhóm tuổi người bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: cảm xúc dễ cáu giận cao ở nhóm từ 30 tuổi trở xuống 58,1% (p = 0,035), cảm xúc không ổn định cao ở nhóm trên 30 tuổi 57,1% (p = 0,003). Các triệu chứng rối loạn cảm xúc không có sự khác biệt theo nhóm tuổi bắt đầu sử dụng ATS và thời gian sử dụng ATS (p > 0,05).

Lo âu, cảm xúc không ổn định, trầm cảm thuyên giảm nhanh còn tỷ lệ thấp sau hai tuần điều trị (p = 0,01; p = 0,001). Cảm xúc dễ cáu giận thuyên giảm chậm sau hai tuần điều trị (p > 0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu trên 60 người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi liên quan sử dụng ATS điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 10/2022 chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

Các rối loạn cảm xúc như cáu giận, hằn học, cảm xúc kém ổn định, lo lắng, buồn chán là thường gặp ở người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ATS do đó việc khai thác triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, ứng xử phù hợp là cần thiết.

Các rối loạn lo âu, trầm cảm thường ở mức độ nhẹ, và nhanh chóng mất đi trong quá trình điều trị, do đó việc đặt ra một chẩn đoán song hành, và vấn đề điều trị riêng biệt trong những trường hợp này là không quá cần thiết. Đối với các trường hợp lo âu, trầm cảm nặng hoặc có ý tưởng hành vi tự sát việc đặt ra trong chẩn đoán, điều trị là cần thiết.

Cảm xúc dễ cáu giận là vấn đề gây ra nhiều nguy cơ trong quá trình quản lý, điều trị người bệnh tại bệnh phòng tuy nhiên trong quá trình điều trị triệu chứng này thuyên giảm chậm, do đó cần đề cao cảnh giác, đề phòng nguy cơ kích động của người bệnh trong quá trình điều trị.