NHẬN XÉT HIỆU QUẢ CAN THIỆP BẰNG BIỆN PHÁP TÂM LÝ NHÓM TRÊN NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG MA TÚY ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Chủ nhiệm đề tài:  Phạm Hồng Thái

Thư ký đề tài:        Trần Phương       

Cộng sự:                Vũ Hương Giang, Nguyễn Thị Thu Hằng, Khúc Thị Thanh Hoa

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: năm 2022

Tóm tắt

Bằng phương pháp phỏng thử nghiệm lâm sàng, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá đã được kiểm định độ tin cậy. Nghiên cứu hiệu quả can thiệp trị liệu tâm lý nhóm chuyên biệt và sinh hoạt nhóm đồng đẳng 109 rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy, cho thấy: Nhận thức về tác hại của ma túy, nhận thức về sự cần thiết phải điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài lòng ở giai đoạn trước trị liệu tâm lý nhóm và sinh hoạt đồng đẳng của người bệnh kém. Hiệu quả của trị liệu nhóm cải thiện rõ rệt sau 4 buổi trị liệu và 8 buổi trị liệu: nhận thức về tác hại của ma túy, nhận thức về sự cần thiết phải điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài lòng trong môi trường điều trị (p < 0,0001). Nhận thức sự cần thiết điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài long trong môi trường điều trị sau 8 buổi trị kém hơn sau 4 buổi trị liệu (p < 0,0001).

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, người bệnh rối loạn tâm thần (RLTT) do sử dụng chất gây nghiện nói chung và ma túy nói riêng vào điều trị nội trú tại các cơ sở điều trị Tâm thần chiếm tỷ lệ khá cao. Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, 2017 có 15,49% và 2018 có 16,83% người bệnh điều trị nội trú là người bệnh RLTT quan sử dụng ma túy (NCKH cơ sở 2019).

Đa số các người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy có tình trạng hợp tác điều trị, chấp nội quy điều trị hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chăm sóc, điều trị và an ninh, trật tự tại cơ sở điều trị.

Tình trạng chấp hành điều trị, nội quy kém có nhiều nguyên nhân, như đặc điểm nhân cách, thèm ma túy, nhận thức hạn chế về tác hại của ma túy, nhận thức hạn chế về sự cần thiết điều trị, nhận thức sai lầm về môi trường điều trị, các xung đột tâm lý…

Để giải quyết vấn đề này, có nhiều biện phâp, như: quản lý áp chế, liệu pháp hóa dược, giáo dục, liệu pháp tâm lý….Liệu pháp tâm lý nhóm là một liệu pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới, giúp giải quyết nhiều vấn đề trong điều trị nghiện ma túy nói chung và giải quyết một số vấn đề hợp tác điều trị của nhóm đối tượng sử dụng ma túy nói riêng.

Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, một số năm gần đây đã sử dụng liệu pháp trị liệu tâm lý nhóm trong điều trị người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy, có kết quả khả quan, đặc biệt giúp người bệnh chấp hành điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học hiệu quả cỉa liệu pháp này, vì vậy chúng tôi chọn vấn đề “Nhận xét hiệu quả can thiệp bằng liệu pháp tâm lý nhòm trên người bệnh sử dụng ma túy điều trị nội trú” làm đề tài nghiên cứu. Với mục tiêu nghiên cứu:

1, Đánh giá hiệu quả can thiệp liệu pháp tâm lý nhóm trên người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội 2022.

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Gồm 109 người bệnh điều trị nội trú tại khoa H, BVTT Hà Nội được chấn đoán rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy theo tiêu chuẩn chấn đoán ICD.10: F1x.x.

1.2. Phương pháp nghiên cứu.

+ Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu phỏng thử nghiệm lâm sàng, không có đối chứng, so sánh trước sau can thiệp liệu pháp tâm lý nhóm.

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người bệnh điều trị nội trú tại khoa H, BVTT Hà Nội được chấn đoán RLTT quan sử dụng ma túy theo tiêu chuẩn chấn đoán ICD.10  phiên bản dành cho nghiên cứu (F1x.x), đủ điều kiện trị liệu tâm lý nhóm và được trị liệu tâm lý nhóm.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Người bệnh có rối loạn tâm thần trước sử dụng chất ma túy. Người bệnh có bệnh thực tổn não không do sử dụng chất gây nghiện. Người bệnh sa sút trí tuệ. Người bệnh có bệnh cơ thể nặng không do sử dụng chất. Người bệnh không đủ điều kiện trị liệu tâm lý nhóm. Thân nhân người bệnh, người bệnh không tự nguyện tham gia nghiên cứu. Người bệnh không có điều kiện, thời gian theo dõi thu thập thông tin nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập thông tin:

– Công cụ nghiên cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần liên quan sử dụng ma túy theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10 bản nghiên cứu14. Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng và được định chuẩn, kiểm định bằng thuật toán thống kê Cronbach’s Alpha. Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu. Kỹ thuật thu thập thông tin: phỏng vấn, khám bệnh, làm trắc nghiệm tâm lý.

+ Các biến số, chỉ số nghiên cứu: Các biến số độc lập: nhân khẩu học (tuổi, nghề nghiệp…Mục tiêu 1:Điểm đánh giá các mặt: nhận thức tác hại của ma túy; nhận thức sự cần thiết điều trị; nhận thức thực tế các vấn đề của bản thân; chấp hành nội quy, điều trị theo thời gian can thiệp.

+ Xử lý số liệu: Số liệu được trình bày theo tỷ lệ %, số, trung bình trung vị, số liệu được phân tích, xử lý theo thuật toán thống kê y học. Thang đo Cronbach’s Alpha,  thuật toán so sánh t-student được sử dụng.  Sử dụng phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

+ Đặc điểm về nhân khẩu học.

Kết quả bảng 3.1 cho chúng ta thầy: Tuổi trung bình của cả nhóm nghiên cứu là 33,96 ± 9,621 tuổi. Nhóm 31 – 40 tuổi có tỷ lệ cao nhất 38,5%, kế tiếp nhóm 21 – 30 tuổi 33,0%. Có tỷ lệ đáng kể dưới 21 tuổi 6,4%. Học vấn THPT, THCS chiếm chủ yếu trong nhóm nghiên cứu với tỷ lệ lần lượt 50,5%, 37,6%. Không nghề và lao động tự do không ổn định (92,7%). Có tỷ lệ đáng kể ly thân, ly hôn 14,7%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh đều ở độ tuổi thanh niên, đầu trung niên là lứa tuổi lao động, làm hậu quả của sử dụng ma túy càng nặng. Ly hôn, ly thân có tỷ khá cao phán ánh hậu quả của ma túy trên gia đình. Nhóm nghiên cứu đa số có học vấn không cao, không nghề và lao động chân tay là chủ yếu nên nhận thức hạn chế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp đa số các tác giả, như: : Botéro A, Darcourt G, Reynaud M, Dervaux Alain M, Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Ngọc Úy và Vũ Hương Giang2,4,5,6,21.

+ Đặc điểm sử dụng ma túy.

Thời gian trung bình sử dụng ma túy 10,77 ± 7,812 năm. Loại ma túy sử dụng: đa chất cao nhất 56,0%, cần sa 22,0%, chất dạng thuốc phiện 11,1%, ATS 10,1%.

Kết quả này phán ánh quần thể nghiên cứu gồm những người bệnh đã sử dụng ma túy thời gian dài, có thể có nhiều hậu quả. Cơ cấu sử dụng ma túy ngày càng phức tạp chủ yếu sử dụng đa chất. Phản ánh khó khăn trong điều trị những người bệnh này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số tác giả, như: : Sebastien, Robert E và trung tâm EMCDDA10,12,14.

2.2. Can thiệp và hiệu quả can thiệp.

4.2.1 Số buổi can thiệp.

Số buổi can thiệp trung bình là 6,43 ± 2,420 buổi, trong đó sinh hoạt đồng đẳng 3,15 ± 1,193 buổi, trị liệu tâm lý 3,28 ± 1,306 buổi. Kết quả cho thấy số buổi trị liệu chưa nhiều, do thời gian người bệnh điều trị không dài và chỉ can thiệp tâm lý khi tâm thần người bệnh tương đối ổn định.

3.2.2. Hiệu quả can thiệp nhóm.

+ Điểm trung bình các tiêu chí đánh giá và cả bộ câu hỏi trước sau can thiệp.

Điểm chung của bộ câu hỏi đánh giá các tiêu chí nhận thức tác hại của ma túy, nhận thức sự cần thiết điều trị, chấp nội quy điều trị, sự hài lòng trong môi trường điều trị có sự cải thiện tốt sau 4 buổi trị liệu với mức 53,57 ± 9,096 điểm, trong đó: nhận thức về tác hại của ma túy 18,42 ± 3,001 điểm, nhận  thức cần thiết điều trị 12,02 ± 2,520 điểm, chấp hành nội quy điều trị 12.39 ± 2,641 điểm, sự hài lòng trong môi trường điều trị 10,73 ± 2,348 điểm ( p < 0,0001). Sau 8 buổi can thiệp sự cải thiện vẫn rõ rệt so với khi chưa can thiệp, nhưng nhận thức sự cần thiết điều trị, chấp nội quy điều trị, sự hài lòng trong môi trường điều trị cai thiện ít hơn so với sau 4 buổi can thiệp (p <0.0001).

+ Nhận thức về tác hại của ma túy trước, sau trị liệu.

Điểm các tiểu mục trong tiêu chí nhận thức về tác hại của ma túy cải thiện rõ rệt sau 4 buổi can thiệp, sau 8 buổi can thiệp với p < 0,0001 và đạt điểm trung bình cao hơn trước, đạt điểm sau 8 buổi can thiệp, lần lượt là: 3,58 ± 0,807 điểm, 3,95 ± 0,722 điểm, 3,59 ± 0,791 điểm, 4,26 ± 0,657 điểm, 4,41 ± 0,678 điểm. Kết quả này cho thấy nhận thức về các mặt tác hại của ma túy được cải thiện rõ sau trị liệu tâm lý nhóm và sinh họp nhóm đồng đẳng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù họp với một số tác giả: Trope A, Bieg M, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M16,17,19.

+ Nhận thức sự cần thiết điều trị.

Điểm các tiểu mục trong tiêu chí nhận thức về sự cần thiết của điều trị cải thiện rõ rệt sau 04 buổi can thiệp, với p < 0,0001 và đạt điểm trung bình cao hơn trước can thiệp, lần lượt là: 3,22 ± 0,966 điểm, 2,89 ± 0,762 điểm, 3,72 ± 0,746 điểm. 2,19 ± 0,763 điểm.

Kết quả này phẩn ánh liệu pháp trị liệu tâm lý nhóm và sinh hoạt đồng đẳng có hiệu quả rõ rệt trên nhận thức của người bệnh về sự cần thiết phải điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả: Trope A, Bieg M, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M16,17,19.

Tuy nhiên, điểm các tiểu mục có xu hưởng thấp hơn sau 8 buổi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Tuy nhiên, điểm cao hơn trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thồng kê (p < 0,0001). Điểm lầ lượt là: 2,88 ± 1,286; 2,81 ± 0,970; 3,65 ± 0,841; 1,98 ± 0,740.

Ở giai đoạn sau 8 buổi trị liệu điểm giảm ở một số người bệnh, có thể do đặc điểm nhân cách của người bệnh rối loạn, quen lối sống tự do nên dù biết cần sự điều trị nhưng vẫn muốn được ra viện tự do, vì vậy điểm nhận thức giảm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả: Chouikha A, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M, Esposito G, Formentin S, Marogna C, Sava V18,19,20.

+ Chấp hành nội quy điều trị.

Điểm các tiểu mục trong tiêu chí chấp hành nội quy, điều trị cải thiện rõ rệt sau 4 buổi can thiệp, với p < 0,0001 và đạt điểm trung bình cao hơn trước can thiệp, lần lượt là: 2,83 ± 0,752 điểm, 3,32 ± 0,756 điểm, 3,05 ± 0,567 điểm, 3,19 ± 0,918 điểm.

Kết quả nghiên cứ cho thấy trị liệu tâm lý nhóm và sinh hoạt nhóm đồng đẳng có hiệu quả trên việc chấp hành nội quy, điều trị của người bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả Trope A, Bieg M, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M, các tác giả cho rằng liệu pháp tâm lý nhóm, nhóm đồng đẳng có kết quả sớm ngay giai đoạn đầu trị liệu16,17,19.

Điểm các tiểu mục có xu hưởng thấp hơn sau 8 buổi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Tuy nhiên, điểm cao hơn trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thồng kê (p < 0,0001). Điểm lầ lượt là: 2,64 ± 0,986; 2,99 ± 1,006; 2,87 ± 0,753; 2,95 ± 0,950.

Kết quả này có thể ở một số người bệnh rối loạn nhân cách nặng, quen môi trường vô kỷ luật, tự do, nên giai đoạn này muốn ra viện vì vậy điểm chấp hành kém. Kết quả chúng tôi phù hợp với tác giả: Chouikha A, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M, Esposito G, Formentin S, Marogna C, Sava V18,19,20, các tác giả cho rằng hiệu quả trị liệu tâm lý nhóm, thường không ổn định giai đoạn đầu, muốn ổn định hiệu quả cần có thời gian trị liệu đủ dài.

+ Sự hài lòng trong môi trường điều trị.

Điểm các tiểu mục trong tiêu chí hài lòng trong môi trường điều trị cải thiện rõ rệt sau 4 buổi trị liệu, với p < 0,0001 và đạt điểm trung bình cao hơn trước can thiệp, lần lượt là: 2,56 ± 0,865 điểm, 3,61 ± 0,665 điểm, 1,82 ± 0,596 điểm, 2,74 ± 0,712 điểm.

Kết quả này cho thấy liệu pháp trị liệu tâm lý nhóm, sinh hoạt đồng đăng giúp người bệnh nhận thức đúng hoàn cảnh của bản thân, cơ sở điều trị nên sự hài lòng của người bệnh được cải thiện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Trope A, Bieg M, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M, các tác giả cho rằng liệu pháp tâm lý nhóm, nhóm đồng đẳng có kết quả sớm ngay giai đoạn đầu trị liệu16,17,19.

Điểm các tiểu mục có xu hưởng thấp hơn sau 8 buổi can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Điểm cao hơn trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thồng kê (p < 0,0001). Điểm lần lượt là: 2,02 ± 0,873; 3,36 ± 0,871; 1,56 ± 0,606; 2,55 ± 0,646.

Kết quả này có thể do đặc điểm nhân cách ở một số  rối loạn nặng, nên sự hài lòng giảm khi ở môi trường điều trị bị quản lý chặt không được tự do. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một số tác giả: Chouikha A, Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M, Esposito G, Formentin S, Marogna C, Sava V18,19,20, các tác giả cho rằng hiệu quả trị liệu tâm lý nhóm, thường không ổn định giai đoạn đầu, muốn ổn định hiệu quả cần có thời gian trị liệu đủ dài.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 109 người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng ma túy, chúng tôi rút ra kết luận:

Nhận thức về tác hại của ma túy, nhận thức về sự cần thiết phải điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài lòng ở giai đoạn trước trị liệu tâm lý nhóm và sinh hoạt đồng đẳng của người bệnh kém.Liệu pháp trị liệu tâm lý nhóm, sinh hoạt đồng đẳng có hiệu quả rõ sau sau tuần trị liệu đầu tiên trên các mặt: nhận thức về tác hại của ma túy, nhận thức về sự cần thiết phải điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài lòng trong môi trường điều trị cải thiện rõ sau 4 buổi trị liệu và 8 buổi trị liệu (p < 0,0001). Nhận thức sự cần thiết điều trị, chấp hành nội quy, điều trị, sự hài lòng trong môi trường điều trị sau 8 buổi trị liệu kém hơn sau 4 buổi (p < 0,0001).

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Bloch S and S.Singh B. Lạm dụng chất. Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Biên dịch: Trần Viết Nghị và cs. Hà Nội, NXB Y học; 2003: 254 – 295.
  2. Botéro A et al. Toxicomanies. Psychiatrie De l’Adulte. Paris, Edition MALOINE; 1992: 230- 243.
  3. Kaplan H.I and Sadock B.J. Substance-Related Disorders, Psychotherapies, Biological Therapies. Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences/Clinical Psychiatry. New York, Tenth Edition; 2007: 381-464, 924-971, 976-1124.
  4. Darcourt G et al. Alcoolisme. Drogue: intoxication aigue et chronique. syndrome de sevrage, complications psychiatriques, neurologiques aigues et chroniques imputables à la consommation de drogue illicites. Internat. Paris, Edition Heures; 1998: 130 – 169.
  5. Dervaux Alain M. Influence de la consommation de substances sur l’émergence et l’évolution des troubles psychotiques: le cas du cannabis. La these doctotraie. Paris, Université Pierre et Marie Curie – Paris VI; 2010.
  6. Reynaud M et al. Pratiques addictives. Paris, Édition Odile Jacob; 2002: 249-266.
  7. Moreau de Tours J. Du haschich ou de l’aliénation mentale. Étude psychologique, Collection “ESQUIROL” 1845. Paris, Edition Masson; 1980.
  8. Abouchedid R et al. Acute Toxicity Associated with Use of 5F-Derivations of Synthetic Cannabinoid Receptor Agonists with Analytical Confirmation. Journal of Medical Toxicology. 2016; 12 (4): 396–401.
  9. Banister S. D et al. Effects of Bioisosteric Fluorine in Synthetic Cannabinoid Designer Drugs JWH-018, AM-2201, UR-144, XLR-11, PB-22, 5F-PB-22, APICA, and STS-135. ACS Chemical Neuroscience. 2015; 6 (8): 1445-1458.
  10. Sebastien. Cannabis, psychoses affectives et dépressions endogènes et troubles bipolaires. Ecyclopédie du Cannabis Médical. Paris, 27 Avril 2011.
  11. Diao X and Huestis MA. Approaches, Challenges, and Advances in Metabolism of New Synthetic Cannabinoids and Identification of Optimal Urinary Marker Metabolites. Clinical Pharmacology and Therapeutics. 2016; 101 (2): 239-253.
  12. European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction. Understanding the “Spice” Phenomenon. (PDF). EMCDDA. Lisbon, 2009; Thematic Paper.
  13. Robert E et al. Substance-Related and Addictive Disorders. The Americain Psychiatric Publishing Textbook of Psychiatry, DSM-5. 6th ed. Bristish Library, USA; 2014: 735 – 814.
  14. Tổ chức y tế thế giới (1993). Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần. Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi. Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu – Geneva, 1993. Biên dịch: Trần Viết Nghị và cs. Hà Nội, Công ty In Giao thông; 2005: 77 – 80.
  15. Zimmermann P et al. In-patient, short-term group psychotherapy – a therapeutic option for Bundeswehr soldiers? Psychosoc Med. 2008; 5: Doc11. PMID: 19742280.
  16. Trope A et al. Psychedelic-Assisted Group Therapy: A Systematic. ReviewJournal of Psychoactive Drugs. 2019; 51(2): 174–188. doi: 10.1080/02791072.2019.1593559.
  17. Bieg M et al. Well-Being as a Precursor and Consequence of Micro-Processes in a Group Psychotherapy With Forensic Patients, Frontiers. Front. Psychiatry. 2020; 03 June. https://doi.org/10.3389/fpsyt.2020.00409.
  18. Chouikha A et al. Distribution of HCV Genotypes Among People Who Inject Drugs in Tunisia: New Evidence for Scaling Up Prevention and Treatment Toward National Elimination Goal. Front Microbiol. 2021; 12: 697859, 2021. doi: 10.3389/fmicb.2021.697859.
  19. Petzold J, Weber B, Bassett T. Ray, Bauer M et al. Effectiveness of the First German-Language Group Psychotherapy Manual to Accompany Short-Term Treatment in Methamphetamine Dependence. Front Psychiatry. 2020; 11: 130. doi: 10.3389/fpsyt.2020.00130.
  20. Esposito G, Formentin S, Marogna C, Sava V et al. Pseudomentalization as a Challenge for Therapists of Group Psychotherapy With Drug Addicted Patients. Front Psychol. 2021; 12: 684723. doi: 10.3389/fpsyg.2021.684723.
  21. Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Ngọc Úy, Vũ Hương Giang. Cơ cấu rối loạn tâm thần do sử dụng chất gây nghiệnở người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Hà Nội, Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; 2019.