ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN CẢM XÚC VÀ HÀNH VI Ở NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG CẦN SA ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài:  Nguyễn Văn Tuấn

Thư ký đề tài:        Nguyễn Xuân Tú               

Cộng sự:                Nguyễn Văn Trọng, Trần Đức Cường, Vũ Hương Giang

Tóm tắt

Cơ sở: Cần sa bao gồm cần sa tự nhiên và cần sa tổng hợp là một chất gây nghiện được sử dụng phổ biến, nhất là ở lứa tuổi trẻ, rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa khá phổ biến, biểu hiện lâm sàng phong phú. Ở Việt Nam, rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa thường gặp ở các cơ sở điều trị Tâm thần. Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng triệu chứng rối loạn cảm xúc và hành vi ở người bệnh sử dụng cần sa điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến triệu chứng rối loạn cảm xúc và hành vi ở nhóm đối tượng trên.. Đối tượng: Người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi bắt đầu sử dụng cần sa chủ yếu thanh-thiếu niên. Sử dụng cần sa tổng hợp là chủ yếu. Biểu hiện lâm sàng phong phú. Nhóm người bệnh sử dụng cần sa tổng hợp, triệu chứng loạn thần chủ yếu là hoang tưởng, ảo giác có tỷ lệ thấp.

Đặt vấn đề

Cần sa là một trong những chất gây nghiện sử dụng nhiều nhất trên thế giới1-3, cũng như Châu Á4. Ở Việt Nam, những năm gần đây, cần sa là loại ma túy sử dụng phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ5. Hiện tại, cần sa lưu hành ở thị trường bất hợp pháp có hai loại chính: cần sa tự nhiêu và cần sa tổng hợp, với nhiều dạng chế phẩm và tên gọi khác nhau. Cần sa thường được sử dụng đường hút như thuốc lào, thuốc lá hoặc sử dụng dưới dạng tinh dầu, dung dịch hút qua tẩu thuốc lá điện tử.

Cần sa là chất thuộc nhóm kích thích gây ảo giác. Sử dụng cần sa gây nhiều hậu quả trên cơ thể và tâm thần. Trong những năm gần đây, số lượng người bệnh rối loạn tâm thần (RLTT) liên quan sử dụng cần sa vào điều trị nội trú tại các bệnh viên Tâm thần có xu hướng tăng lên….Theo nghiên cứu 2019 tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, tỷ lệ RLTT liên quan sử dụng cần sa năm 2014 chiếm 0,43% người bệnh RLTT liên quan sử dụng chất, 0,995% người bệnh RLTT liên quan sử dụng ma túy, năm 2018 tỷ lệ tăng lên tương ứng là 6,61% và 11,43%6.

Rối loạn cảm xúc, hành vi là những triệu chứng thường gặp ở người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa. Rối loạn cảm xúc, hành vi liên quan sử dụng cần sa có những đặc điểm riêng khác với rối loạn cảm xúc, hành vi ở nhưng nhóm rối loạn tâm thần do nguyên nhân khác7. Rối loạn cảm xúc, hành vi khi sử dụng cần sa tự nhiên và cần sa tổng hợp cũng có những đặc điểm khác nhau. Nhận biết rõ rối loạn cảm xúc, hành vi liên quan sử dụng cần sa giúp chẩn đoán sớm và điều trị có hiệu quả các rối loạn này.

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa, tuy nhiên chứ có nghiên cứu sâu về rối loạn cảm xúc, hành vi liên quan sử dụng cần sa. Vì vậy chúng tôi chọn “Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc và hành vi ở người bệnh sử dụng cần sa điều trị nội trú” làm đề tài nghiên cứu.

 Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng triệu chứng rối loạn cảm xúc và hành vi ở người bệnh sử dụng cần sa điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến triệu chứng rối loạn cảm xúc và hành vi ở nhóm đối tượng trên.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Gồm 43 người bệnh nam thỏa mãn chẩn đoán rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa (tự nhiên, tổng hợp) theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10, bản nghiên cứu điều trị nội trú tại Bệnh viên Tâm thần Hà Nội từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023.

Phương pháp nghiên cứu.

+ Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: người bệnh (NB) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần (RLTT) liên quan sử dụng cần sa theo ICD.10 (F12.x).

+ Tiêu chuẩn loại trừ: NB có rối loạn tâm thần trước khi sử dụng cần sa. NB có bệnh thực tổn não hoặc bệnh cơ thể nặng không do sử dụng cần sa gây lên. NB sử dụng các chất tác động tâm thần khác kết hợp hoặc sử dụng trong vòng ba tháng trước vào viện (trừ trà, cà phê, thuốc lá). NB hoặc thân nhân người bệnh không tự nguyện tham gia nghiên cứu.NB  không đủ điều kiện, thời gian theo dõi, thu thập thông tin nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập thông tin:

– Công cụ nghiên cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán F12.x theo ICD.10. Thang HAM-D, HAM-A, bệnh án nghiên cứu.

– Kỹ thuật thu thập thông tin: phỏng vấn, khám bệnh, làm trắc nghiệm tâm lý.

+ Các biến số, chỉ số nghiên cứu: Biến độc lập: nhân khẩu học, tuổi bắt đầu sử dụng cần sa, loại cần sa sử dụng, thời gian sử dụng cần sa. Mục tiêu 1: Tỷ lệ lâm sàng RLTT liên quan sử dụng cần sa. Tỷ lệ triệu chứng loạn thần ở NB RLTT liên quan sử dụng cần sa điều trị nội trú. Tỷ lệ các triệu chứng rối loạn cảm xúc, hành vi ở người bệnh sử dụng cần sa điều trị nội trú. Tiến triển các triệu chứng rối loạn cảm xúc, hành vi theo thời gian điều trị. Mục tiêu 2: Mối liên quan một số triệu chứng rối loạn cảm xúc, hành vi với một số yếu tố.

+ Xử lý số liệu: số liệu được trình bày bằng số, tỷ lệ %, trung bình trung vị, thuật toán χ2, t-student. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

2.1.1. Đặc điểm về tuổi, học vấn, nghề nghiệp, hôn nhân, địa dư.

Kết quả cho chúng ta thấy tuổi trung bình của nhóm người bệnh nghiên cứu trẻ 24,86 ±  6,338 tuổi.Thấp nhất 15 tuổi, cao nhất 42 tuổi. Nhóm 21 – 30 tuổi có tỷ lệ cao nhất 62,8%, nhóm tử 20 tuổi trở xuống chiếm tỷ lệ đáng kể 20,9%. Kết quả gián tiếp phản ánh thực trạng sử dụng chất nói chung, cần sa nói riêng ở nhóm tuổi thanh niên trẻ. Kết quả cũng gián tiếp phản ánh cần sa gây hậu quả nặng cho người sử dụng và xã hội, vì lứa tuổi này là giai đoạn đang học tập và lao động. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Blecha* L, Benyamina A1.

Học vấn THPT có tỷ lệ cao nhất 76,8%, THCS 20,9%, tiểu học chỉ chiếm 2,3%. Không nghề có tỷ lệ cao nhất 60,4%, nghề tự do 11,6%, học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ khá cao 18,6%. Chưa kết hôn tỷ lệ cao 86,0%, kết hôn và ly hôn thấp lần lượt là 11,6% và 2,3%. Người bệnh ở thành thị là chủ yếu 72,1%. Kết quả này có thể do học vấn thấp, nhận thức hạn chế và môi trường lao động thấp có thể dễ bị lôi kéo sử dụng cần sa, ngược lại có thể do hậu quả sử dụng cần sa sớm nên khả năng học tập suy giảm, không có học vấn cao và không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định. Có tỷ lệ khá cao học sinh, sinh viên, qua đó cho thấy mối nguy hiểm của cần sa với học đường. Tỷ lệ kết hôn không cao, mặc dù đa số đối tượng cũng ở lứa tuổi kết hôn, có thể do người bệnh chỉ tập trung say mê vào sử dụng cần sa hoặc do hậu quả của cần sa về vị thế xã hội dẫn đến người bệnh khó kết hôn hơn. Kết quả nghiên cứu chúng tôi phù hợp đa số các nghiên cứu khác, như: Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; Dervaux A9,11.

2.1.2. Đặc điểm sử dụng cần sa.

Kết quả cho thấy tuổi trung bình bắt đầu sử dụng cần sa rất trẻ 19,63 ± 5,819 tuổi, thấp nhất 13 tuổi, cao nhất 41 tuổi. Nhóm từ 20 tuổi trở xuống có tỷ lệ cao nhất 62,8%, 21 – 30 tuổi 30,2%, nhóm trên 30 tuổi chỉ chiếm 7,0%. Như vậy, hầu hết các đối tượng bắt đầu sử dụng ở tuổi thiếu niên và thanh niên trẻ, có nghĩa rằng hầu hết các đối tượng bắt đầu sử dụng cần sa ở tuổi còn là học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề báo động cho an toàn xã hội và học đường, gián tiếp phản ánh hậu quả nặng trên sức khỏe, học tập, nghề nghiệp, xã hội của các đối tượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước đó, như: Blecha L, Benyamina A; Tessier S1,17.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sử dụng trung bình 5,37 ± 3,898 năm, ngắn nhất 1 năm, dài nhất 18 năm. Tỷ lệ sử dụng cần sa trên năm cao 41, 9%, trong đó 6-10 năm,  37,2%, trên 10 năm 4,7%. Qua kết quả cho ta thấy thời gian sử dụng cần sa khá dài, mặc dù đa số người bệnh còn rất trẻ. Như vây, hầu hết các đối tượng có thể đã phụ thuộc cần sa nặng và có nhiều hậu quả về sức khỏe cũng như xã hội. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với một số nghiên cứu, như: Schlag AK, Hindocha C, Zafar R, Nutt DJ, Curran HV; Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G4,9.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ sử dụng cần sa tổng hợp cao nhất 51,2%, sử dụng cả hai loại cần sa tự nhiên và tổng hợp kết 34,9%, sử dụng cần sa tự nhiên 13,9%. Như vậy, cần sa tổng hợp là loại ma túy sử dụng phổ biến hiện nay, có thể do tác dụng dược lý mạnh hơn cần sa tự nhiên. Mặt khác, cũng có thể do tâm lý các đối tượng muốn thể hiện sự hợ thời, thể hiện cái tôi hợp với nhóm cũng như xu hướng các đối tượng sử dụng chất nói chung, cần sa nói riêng. Sử dụng cần sa tổng hợp sẽ có thể gây nguy hại nhiều hơn cho sức khỏe cơ thể, tâm thần, vì loại cần sa này có dược lực, độc tính mạnh hơn cần sa tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với: El Ansari W, Salam A; Bravo AJ, Sotelo M, Pilatti A, Mezquita L, Read JP, Team C-CAS23,26.

2.2 Đặc điểm lâm sàng.

2.2.1 Hình thức nhập viện, chẩn đoán, hình thái lâm sàng.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhập viện phải cưỡng ép là chủ yếu 88,4%, nhập viện tự nguyện thấp 11,6%. Tỷ lệ điều trị lần đầu cao 58,1%, nhập viện nhiều lần 41,9%. Qua kết quả này phản ánh người bệnh nhập viện chủ yếu trong tình trạng loạn thần hoặc do nhận thức về bệnh, nhận thức về tác hại của cần sa hạn chế. Cũng qua kết quả nghiên cứu cho thấy hậu quả nặng nề của cần sa trên tâm thần và cung phản ánh sự khó khăn trong điều trị các rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa, vì sự hạn chế hợp tác của người bệnh. Qua kết qua nghiên cứu cho ta thấy người bệnh mới bị bệnh cao, gián tiếp phản ánh tình trạng sử sử dụng ở cộng đồng cao và có xu hướng tăng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu: Guttmannova K, Kosterman R, White HR và cs, Tetteh J, Ekem-Ferguson G, Quarshie EN-B và cs31,32.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ nghiện cần sa 44,2%. Loạn thần do sử dụng cần sa 37,2%, trong đó loạn thần do sử dụng cần sa triệu chứng hoang tưởng chiếm ưu thế 27,9%, giống tâm thần phân liệt 9,3%. Rối loạn tâm thần và hành vi khác do sử dụng cần sa chiếm 18,6%. Kết quả nghiên cứu cho thấy có trên một nửa các người bệnh có rối loạn tâm thần nặng, trong đó tình trạng loạn thần cao. Các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau giữa các người bệnh. Kết nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả, như: Moreau de Tours J, Dervaux A7,11.

Kết quả cho thấy: Tỷ lệ rối loạn sử dụng (lạm dụng, nghiện) chiếm 34,9%. Tỷ rối loạn do sử dụng 65,1%, trong đó giống loạn thần cấp 23,3%, giống tâm thần phân liệt 9,3%, giống rối loạn cảm xúc nội sinh có triệu chứng loạn thần 20,9%, không có hình thái lâm sàng đặc trưng 11,6%. Như vậy, hình thái lâm sàng rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, cũng có đặc điểm: giống tâm thần phân liệt, giống rối loạn cảm xúc nội sinh, có triệu chứng loạn thần hoặc giống loạn thần cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với hầu hết các tác giả nghiên cứu trước đó, như: Moreau de Tours J, Dervaux A7,11.

2.2.2 Rối loạn cảm xúc, hành vi và các rối loạn tâm thần khác kèm theo.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn cảm xúc cao: cảm xúc dễ cáu giận cao nhất 83,7%, lo âu 48,8%, cảm xúc không ổn định 34,9%, trầm cảm 44,2%, hưng cảm 9,3%. Qua kết quả nghiên cứu phản ánh rối loạn cảm xúc là triệu chứng thường gặp ở người sử dụng cần sa, nhất là cảm xúc dễ cáu giận, lo âu, trầm cảm, không ổn định. Đây là hậu quả của nhiễm độc mạn tính và cấp cần sa. Kết quả này phù hợp với tác dụng dược lý của cần sa cũng như đã số các nghiên cứu trước: Rusby JC, Westling E, Crowley R, Mills KL, Light JM, Dierker L, Selya A, Lanza S, Li R, Rose J28,33.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ triệu chứng trầm cảm 20,9%, giai đoạn trầm cảm cảm 23.3%, trong đó giai đoạn trầm cảm nhẹ 16,3%, giai đoạn trầm cảm vừa 7,0%. Như vậy, biểu hiện trầm cảm liên quan sử dụng cần sa chủ yếu là nhẹ và vừa. Chính vì vậy, trầm cảm dễ bị che lấp bởi các triệu chứng loạn thần, rối loạn hành vi nặng, gây khó khắn trong chẩn đoán và điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Dierker L, Selya A, Lanza S, Li R, Rose J; Tessier S17,28.

Kết quả cho thấy tỷ lệ triệu chứng chủ yếu trầm cảm: giảm khí sắc 52,6%, giảm quan tâm thích thú 73,7%, giảm năng lượng 47,4%. Như vậy, triệu chứng giảm quan tâm thích thú là triệu chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân rối loạn trầm cảm liên quan sử dụng cần sa, kế tiếp là giảm khí sắc, triệu chứng giảm năng lượng ít gặp hơn. Bảng 3.11 cúng cho thấy tỷ lệ triệu chứng phổ biến thường gặp nhất là giảm tập trung chú ý 89,5%, rối loạn giấc ngủ 100,0%, ăn kém ngon miệng 84,2%, triệu chứng giảm tự trọng và lòng tự tin ít gặp hơn (15,8%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Dierker L, Selya A, Lanza S, Li R, Rose J, Bravo AJ, Sotelo M, Pilatti A, Mezquita L, Read JP, Team C-CAS26,28.

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kích động khá cáo 20,9%, trong đó kích động ngôn ngữ 16,3%, kích động đập phá 11,6%, kích động tấn công chỉ chiếm 2,3%, tỷ lệ gây hấn cao 76,7%, gây hấn bẳng lời nói 60,5%, gây hấn với đồ vật 20,9%, gây hấn với người khác 18,6%. Qua kết quả cho ta thấy rối loạn hành vi mang tính nguy hiểm cho người xung quanh và an toàn xã hội cao ở những người bệnh sử dụng cần sa. Đây là vấn đề cần lưu ý trong quản lý, theo dõi và điều trị lâm sàng. Qua kết quả gián tiếp phản ánh hậu quả nghiêm trọng của cần sa với người sử dụng, gia đình và xã hội. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả, như: Dervaux A; Compton WM, Valentino RJ, DuPont RL11,22.

Nghiên cưu cho thấy cho thấy có tỷ lệ cao người bệnh chậm tâm thần vận động 41,9%, có thể do biểu hiện ở những người bệnh trầm cảm, cũng có thể do tác dụng ức chế của cần sa trong gia đoạn dược lý hay giai đoạn thải càn sa. Có một tỷ lệ đáng kể người bệnh tăng hoạt động (16,3%) và có rối loạn hành vi khác (14,3%), với biểu hiện tăng hoạt động trong nghiên cứu định cho thấy gặp chủ yếu ở người bệnh hưng cảm hoặc loạn thần cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với: Dervaux A; Compton WM, Valentino RJ, DuPont RL11,22.

Kết quả cho thấy tỷ lệ rối loạn hoạt động bản năng ở người bệnh sử dụng cần sa điều trị nội trú cao: rối loạn giấc ngủ 100,0%, ăn kém ngon miệng 67,4%, tăng khẩu vị 2,3%, giảm ham muốn tình dục và tăng ham muốn tình dục đều có tỷ lệ 20,9%. Qua kết quả phản ánh cần sa gây hậu quả khá nặng trên các mặt hoạt động chức năng. Đây là những triệu chứng làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc có thể thúc đấy người bệnh có hành vi sai trái, hoặc chính các triệu chứng này thúc đẩy người bệnh tái sử dngj cần sa như vòng xoắn bệnh lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với mootk số tác giả, như: Bravo AJ, Sotelo M, Pilatti A, Mezquita L, Read JP, Team C-CAS26.

Kết quả cho thấy tỷ lệ ảo giác thấp 11,6%, ảo thanh 11,6%, ảo thanh giả 9,3%, ảo thị chỉ chiếm 2,3%. Những ảo giác này đa số là các triệu chứng nhóm 1 của tâm thần phân liệt. Kết quả phù hợ với một số tác gải cho rằng cần sa và tâm thần có mối liên quan chặt chẽ về bệnh lý cũng như sinh học: Moreau de Tours J; Assari S, Mistry R, Caldwell CH, Zimmerman MA7,29.

Nghiên cứu cho thấy hoang tưởng có tỷ lệ khá cao 32,6%, trong đó chủ yếu hoang tưởng bị hại 30,2%, hoang tưởng bị theo dõi 7,0%, hoang tưởng tự cao 2,3%. Kết quả cho thấy có sự khác với y văn trước đây cho rằng cần sa gây ảo giác nhiều hơn, có thể do nhóm người bệnh nghiên cứu sử dụng cần sa tổng hợp hoặc sử dụng cả cần sa tổng hợp và tự nhiên chiếm chủ yếu và có thể do tác dụng dược lý của cần sa tổng hợp khác biệt với cần sa tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Assari S, Mistry R, Caldwell CH, Zimmerman MA29.

Kết quả cũng cho thấy có tỷ lệ các rối loạn tư duy khác (25,6%) như tuy thiếu hòa hợp, khó hiểu, ý tưởng kỳ dị. Có thể các triệu chứng này phfu hợp ở nhóm người bệnh giống tâm thần phân liệt hoặc loạn thần. Điều này pahnr ánh tác hại của cần sa khá sâu sắc trên chức năng tư duy của người bệnh.

2.2.3 Tiến triển triệu chứng rối loạn tâm thần theo thời gian điều tri

Kết quả cho thấy các triệu chứng lo âu, cảm xúc dễ cáu giận, cảm xúc không ổn định thuyên giảm nhanh theo thời gian điều trị và còn tỷ lệ thấp giai đoạn 20 ngày, lần lượt là: lo âu 7,7%, cảm xúc dễ cáu giận 7,7%, cảm xúc không ổn định 2,6%. Trầm cảm thuyên giảm rõ ở giai đoạn 20 ngày và còn tỷ lệ 15,4%. Kết quả này cho thấy hiệu quả điều trị hóa dược tác dụng tốt trên các triệu chứng rối loạn cảm xúc, mặt khác có thể do khi người bệnh ngừng sử dụng cần sa, tác dụng dược lý trên não bộ giảm. Điều này phản ánh các triệu chứng rối loạn cảm xúc liên quan sử dụng cần sa cải thiện tốt khi ngừng sử dụng cần sa và điều trị hóa dược, tâm lý. Kết qua nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả, như: Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; E.Hales R, C.Yudofsky S, Roberts LW; Dervaux A9-11.

Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng rôi loạn hành vi thuyên giảm nhanh theo thời gian điều trị và còn tỷ lệ thấp giai đoạn 20 ngày điều trị, lần lượt là: kích động  4,7%, gây hấn 12,8%, chậm chạp tâm thần vận động 5,1%, rối loạn giấc ngủ 2,6%, ăn kém ngon miệng 10,3%. Kết quả này phản ánh các triệu chứng rối loạn hành vi liên quan sử dụng cần sa cải thiện tốt sau ngừng sử dụng và điều trị hóa dược, tâm lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với: Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; E.Hales R, C.Yudofsky S, Roberts LW; Dervaux A9-11.

Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng hoang tưởng, triệu chứng rối loạn tư duy khác thuyên giảm nhanh theo thời gian điều trị và còn tỷ lệ thấp giai đoạn 20 ngày, lần lượt: hoang tưởng 7,7%, rối loạn tư duy khác 0% (p < 0,01, p < 0,0001). Ảo giác thuyên giảm nhanh nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả phản ánh liệu pháp điều trị hóa dược có hiệu quả tốt trên các triệu chứng rối loạn tư duy, tri giác ở người bệnh sử dụng cần sa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp: : Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; E.Hales R, C.Yudofsky S, Roberts LW; Dervaux A9-11.

2.3 Một số yếu tố liên quan đến rối rối loạn cảm xúc, hành vi ở người bệnh sử dụng cần sa.

Chưa tìm thấy mối liên quan giữa triệu chứng rối loạn cảm xúc hành vi với tuổi bắt dầu sử dụng cần sa, thời gian sử dụng cần sa, loại cần sa sử dụng, có thể do mẫu nghiên cứu còn nhỏ, cũng có thể những người bệnh vào viện là những người bệnh sử dụng mức sử dụng nhiều, thời gian tương đối đồng đều.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 43 người bệnh rối loạn tâm thần liên quan sử dụng cần sa điều trị nội trú, chúng tôi rút ra kết luận:

Tuổi trung bình bắt đầu sử dụng cần sa trẻ 19,63 ± 5,819 tuổi, thời gian sử dụng cần sa trung bình 5,37 ± 3,898 năm. Sử dụng cần sa tổng hợp có tỷ lệ cao 51,2%, sử dụng cả cần sa tự nhiên và tổng hợp 34,9%, sử dụng cần sa tự nhiên thấp 13,9%.

Người bệnh vào viện cưỡng ép là chủ yếu 88,4%. Hình thái lâm sàng đa dạng: Rối loạn sử dụng (lạm dụng, nghiện) 34,9%, loạn thần cấp 23,3%, giống tâm thần phân liệt 9,3%, giống rối loạn cảm xúc nội sinh có triệu chứng loạn thần 20,9%, rối loạn tâm thần và hành vi không đặc trưng 11,6%. Hoang tưởng chiếm tỷ lệ cao 32,6%, chủ yếu là hoang tưởng bị hại 30,2%, ảo giáp thấp, chủ yếu là ảo thanh 11,6%.

Rối loạn cảm xúc có tỷ lệ cao: cảm xúc dễ cáu giận 83,7%, lo âu 48,8%, cảm xúc không ổn định 34,9%, hưng cảm 9,3%. Trầm cảm 44,2% (triệu chứng trầm cảm 20,9%, giai đoạn trầm cảm nhẹ 16,3%, giai đoạn trầm cảm vừa 7,0%), trong đó triệu chưng giảm quan tâm thích thú 73,7%, giảm khí sắc 52,6%, giảm năng lượng 47,4%, giảm tập trung chú ý 89,5%.

Tỷ lệ rối loạn hành vi cao: kích động 20,9% (kích động ngôn ngữ 16,3%, kích động tâm thần vận động 20,9%); gây hấn có 76,7%, gây hấn bằng lời nói 60,5%, gây hấn với đồ đạc 20,9%; chậm chạp tâm thần vận động 41,9%, tăng hoạt động 16,3%, rối loạn giấc ngủ 100,0%, ăn kém ngon miệng 67,4%.

Các triệu chứng thuyên giảm nhanh sau ba tuần điều trị (p < 0,05, 0,01, 0,0001). Chưa thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê tỷ lệ các triệu chứng rối loạn tâm thần theo loại cần sa sử dụng, nhóm tuổi bắt đầu sử dụng cần sa, nhóm thời gian sử dụng cần sa.

Tài liệu tham khảo

1.         Blecha* L, Benyamina A. Cannabis et troubles psychotiques. L’Information psychiatrique. 2009;(7):641-645. doi:10.1684/ipe.2009.0520

2.         Kaplan HI, Sadock’s BJ. Lạm dụng chất ở trẻ vị thành niên. Tóm lược Tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên, Nguyến Kim Việt và cs trích và dịch theo Kaplan và Sadock’s Consie Texboook of Child and Aldolesscent psychiatry, 10/E, 2009, Lippincott William & Wilkns/Wolters Kluwer Health. NXB Y Học; 2013:311 – 320.

3.         Kaplan HI, Sadock’s BJ. Substance-Related Disorders, Psychotherapies, Biological Therapies. Concise  Texbook  of  clinican  psychiatry. Edition Tenth; 2007:381-464, 924-971, 976 -1124.

4.         Schlag AK, Hindocha C, Zafar R, Nutt DJ, Curran HV. Cannabis based medicines and cannabis dependence: A critical review of issues and evidence. Journal of Psychopharmacology. 2021;35(7):773-785. doi:10.1177/0269881120986393

5.         Michel L, Nguyen LT, Nguyen AK, et al. Exposure to HIV risks among young people who use drugs (YPUD) in three cities in Vietnam: time to develop targeted interventions. Harm Reduction Journal. 2020;17:1-16. doi:10.1186/s12954-020-00357-4

6.         Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Ngọc Úy, Vũ Hương Giang. Cơ cấu rối loạn tâm thần do sử dụng chất gây nghiện điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nôi, Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Bệnh viên Tâm thần Hà Nội 2019. Thông tin Khoa học, Bệnh viên Tâm thần Hà Nội; 2019.

7.         Moreau de Tours J. Du haschich et de l’aliénation mentale. Paris: Fortin. Masson et Cie; 1845.

8.         G. Darcourt, M M, D. Pringuey, T. Braccini PR, P. Bonhomme. Drogue: intoxication aigue et chronique. syndrome de sevrage, complications psychiatriques, neurologiques aigues et chroniques imputables à la consommation de drogue illicites. Internat. Edition Heures; 1998:131-146.

9.         Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G. Les pratiques addictives: usage, usage nocif et dépendance aux substances psychoactives. Odile Jacob; 2000.

10.       E.Hales R, C.Yudofsky S, Roberts LW. Substance-Related and Addictive Disorders. The Americain Psychiatric Publishing Textbook of Psychiatry. Edition Bristish Library; 2014:735 – 814.

11.       Dervaux A. Influence de la consommation de substances sur l’émergence et l’évolution des troubles psychotiques: le cas du cannabis. Paris 6; 2010.

12.       Botéro A, Canoui P, Granger B. Toxicomanies. Psychiatrie De l’Adulte. Edition MALOINE; 1992:230-243.

13.       Diao X, Huestis M. Approaches, challenges, and advances in metabolism of new synthetic cannabinoids and identification of optimal urinary marker metabolites. Clinical Pharmacology & Therapeutics. 2017;101(2):239-253. doi:10.1002/cpt.534

14.       Vicente J, Wiessing L. European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction annual report 2007: positive assessment of HIV in IDUs though hepatitis C still very high. Weekly releases (1997–2007). 2007;12(47):3317. doi:https://www.eurosurveillance.org/content/10.2807/esw.12.47.03317-en?crawler=true#html_fulltext

15.       Abouchedid R, Ho JH, Hudson S, et al. Acute Toxicity Associated with Use of 5F-Derivations of Synthetic Cannabinoid Receptor Agonists with Analytical Confirmation. J Med Toxicol. Dec 2016;12(4):396-401. doi:10.1007/s13181-016-0571-7

16.       Banister SD, Stuart J, Kevin RC, et al. Effects of bioisosteric fluorine in synthetic cannabinoid designer drugs JWH-018, AM-2201, UR-144, XLR-11, PB-22, 5F-PB-22, APICA, and STS-135. ACS Chem Neurosci. Aug 19 2015;6(8):1445-58. doi:10.1021/acschemneuro.5b00107

17.       Tessier S. Cannabis, psychoses affectives et dépressions endogènes et troubles bipolaires. Ecyclopédie du Cannabis Médical. Paris2011.

18.       Foster DW, Buckner JD, Schmidt NB, Zvolensky MJ. Multisubstance use among treatment-seeking smokers: synergistic effects of coping motives for cannabis and alcohol use and social anxiety/depressive symptoms. Substance use & misuse. 2016;51(2):165-178. doi:10.3109/10826084.2015.1082596

19.       Tổ chức y tế thế giới. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần. Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu – Geneva, 1993  Biên dịch: Trần Viết Nghị và cs. NXB Công ty In Giao thông; 2005:77-80.

20.       Arcan C, Kubik MY, Fulkerson JA, Hannan PJ, Story M. Substance use and dietary practices among students attending alternative high schools: results from a pilot study. BMC public health. 2011;11:1-9. doi:10.1186/1471-2458-11-263

21.       Klenk L, von Rütte C, Henssler JF, et al. Resource consumption of multi-substance users in the emergency room: A neglected patient group. PloS one. 2019;14(9):e0223118. doi:10.1371/journal.pone.0223118

22.       Compton WM, Valentino RJ, DuPont RL. Polysubstance use in the US opioid crisis. Molecular Psychiatry. 2021;26(1):41-50. doi:10.1038/s41380-020-00949-3

23.       El Ansari W, Salam A. Multi-substance use behaviors: Prevalence and correlates of alcohol, tobacco and other drug (ATOD) use among university students in Finland. International journal of environmental research and public health. 2021;18(12):6426.

24.       Organization WH. Cannabis-induced psychotic disorder. Synthetic cannabinoid-induced psychotic disorder. Internationnal classification of disease-11. Department of Mental Health and Substance Use; 2021:423-465.

25.       Association AP. Cannabis Use Disorder. Diagnostic and Statistical Manuel of Mantal Disorders, Fifth Edition Text Revision (DSM-5TR). American Psychiatric Association Publishing; 2022:575-587.

26.       Bravo AJ, Sotelo M, Pilatti A, Mezquita L, Read JP, Team C-CAS. Depressive symptoms, ruminative thinking, marijuana use motives, and marijuana outcomes: A multiple mediation model among college students in five countries. Drug and alcohol dependence. 2019;204:107558. doi:10.1016/j.drugalcdep.2019.107558

27.       Grunberg VA, Cordova KA, Bidwell L, Ito TA. Can marijuana make it better? Prospective effects of marijuana and temperament on risk for anxiety and depression. Psychology of Addictive Behaviors. 2015;29(3):590. doi:10.1037/adb0000109

28.       Dierker L, Selya A, Lanza S, Li R, Rose J. Depression and marijuana use disorder symptoms among current marijuana users. Addictive behaviors. 2018;76:161-168. doi:10.1016/j.addbeh.2017.08.013

29.       Assari S, Mistry R, Caldwell CH, Zimmerman MA. Marijuana use and depressive symptoms; gender differences in African American adolescents. Frontiers in Psychology. 2018;9:2135. doi:10.3390/ijerph18126426

30.       Tache RM, Rabinowitz JA, Gepty AA, Lambert SF, Reboussin BA, Reynolds MD. The role of negative emotional reactivity and neighborhood factors in predicting marijuana use during early adolescence. Journal of adolescence. 2020;85:32-40. doi:10.1016/j.adolescence.2020.09.002

31.       Tetteh J, Ekem-Ferguson G, Quarshie EN-B, et al. Marijuana use and suicidal behaviours among school-going adolescents in Africa: assessments of prevalence and risk factors from the Global School-Based Student Health Survey. General psychiatry. 2021;34(4)doi:10.1136/gpsych-2021-100558

32.       Guttmannova K, Kosterman R, White HR, et al. The association between regular marijuana use and adult mental health outcomes. Drug and alcohol dependence. 2017;179:109-116. doi:10.1016/j.drugalcdep.2017.06.016

33.       Rusby JC, Westling E, Crowley R, Mills KL, Light JM. Associations between marijuana use and anxious mood lability during adolescence. Addictive behaviors. 2019;92:89-94. doi:10.1016/j.addbeh.2018.12.029