ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI CAI RƯỢU BẰNG BẢNG ĐIỂM CUSHMAN Ở NGƯỜI BỆNH NGHIỆN RƯỢU ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

Thành viên tham gia:

Chủ nhiệm đề tài:  Nguyễn Văn Tuấn

Thư ký đề tài:        Phạm Hồng Thái              

Cộng sự:                Trần Phương, Lê Kim Dung, Nguyễn Khánh Chi

Tóm tắt

Cơ sở: Trên thế giới, mức độ nặng của trạng thái rượu được đánh giá bẳng một số bảng điểm, thang giúp ích cho điều trị, nhất là sử dụng Benzodiazepine, trong đó có bảng điểm Cushman. Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mực độ nặng của trạng thái cai rượu bẳng bảng điểm Cushman. Mục tiêu: 1. Mô tả mức độ trạng thái cai rượu đánh giá theo bảng điểm Cushman theo thời gian ngừng sử dụng rượu ở người bệnh nghiện rượu điều trị nội trú, 2. So sánh mức độ trạng thái cai rượu đánh giá theo bảng điểm Cushman và theo thang CIWA-Ar. Đối tượng: Gồm 79 người bệnh đủ tiển chẩn đoán nghiện rượu, theo tiêu chuẩn ICD.10 phiên bản dành cho nghiên cứu, điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Mức độ trạng thái cai rượu đánh giá theo bảng điểm Cushman nặng nhất sau ngừng rượu 8 giờ đến 24 giờ (8,72  ± 4,332 điểm, 7,68 ± 3,991 điểm, 7,01 ± 2,963 điểm), mức độ trạng thái cai rượu thuyên giảm dưới điều trị rõ từ 36 giờ, đến 168 giờ hết trạng thái cai rượu (p < 0,0001). Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghia thống kê với tuổi bắt đầu nghiện rượu, thời gian nghiện rượu và mức độ nghiện rượu (p > 0,05). Thời gian đánh giá trạng thái cai rượu bằng điểm Cusman ngắn hơn, mức độ khó khăn khi đánh giá bẳng bảng điểm Cushman ít hơn so với đánh giá trạng thái cai bằng thang CIWA-Ar (p < 0,0001). Mức độ trạng thái cai rượu đánh giá bằng bảng điểm Cushman và mức độ trạng thái cai rượu đánh giá bằng thang CIWA-Ar không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Đặt vấn đề

Lạm dụng rượu, nghiện rượu và hậu quả rối loạn tâm thần do sử dụng rượu chiếm tỷ lệ cao trên thế giới. Nghiên cứu dịch tễ tại Hà Nội năm 2010 cho thấy tỷ lệ nghiện rượu ở người từ 16 tuổi trở lên là 3,24%1. Người bệnh rối loạn tâm thần điều trị nội trú tại các cơ sở điều trị Tâm thần khá cao. Nghiên cứu năm 2018 ở Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (BVTTHN) cho thấy: rối loạn tâm thần liên quan sử dụng rượu chiếm 9,96% người bệnh điều trị nội trú và chiếm 42,15% người bệnh rối loạn tâm thần liên quan lạm dụng chất điều trị nội trú2.

Trạng thái cái rượu là rối loạn thường gặp ở những người bệnh sử dụng rượu trong quá trình điều trị. Trạng thái cai rượu có thể là chẩn đoán riêng biệt, cũng có thể là một hội chứng xuất hiện trong quá trình điều trị ở các chẩn đoán rối loạn tâm thần khác liên quan sử dụng rượu, như: nghiện rượu, loạn thần do rượu. Một trong những biến chứng của trạng thái cai rượu đó là trạng thái cai rượu với mê sảng, còn gọi là sảng rượu3-5.

Trạng thái cai rượu có nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau và mức độ nặng, nhẹ trạng thái cai rượu thay đổi nhanh theo thời gian. Liều sử dụng Benzodiazepine điều trị trạng thái cai rượu căn cứ theo mức độ nặng của trạng thái cai rượu theo từng giai đoạn đánh giá3,5,6.

Để đánh giá nhanh mức độ trạng thái cai rượu trên lâm sàng phục vụ cho điều trị, tiên lượng, thường sử dụng các thang, bảng điểm lâm sàng, như: Thang CIWA-Ar, Bảng điểm Cushman…Bảng điểm Cushman là một trong những bảng điểm thường được sử dụng trong lâm sàng ở các đơn vị cấp cứu và điều trị nghiện chất. Bảng điểm Cushman có ưu điểm: ngắn ngọn, dễ đánh giá, thời gian đánh giá nhanh, người đánh giá có thể là điều dưỡng, bác sĩ, cử nhân tâm lý lâm sàng…6,7.

Ở Việt Nam, hiện bảng điểm Cushman chưa được áp dụng nhiều, cũng chưa có nghiên cứu sâu về bảng điểm Cushman đánh giá trạng thái cai rượu trong thực hành lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi chọn “Đánh giá trạng thái cai rượu bằng bảng điểm Cushman ở người bệnh nghiện rượu điều trị nội trú”, với mục tiêu nghiên cứu:

1. Mô tả mức độ trạng thái cai rượu đánh giá theo bảng điểm Cushman theo thời gian ngừng sử dụng rượu ở người bệnh nghiện rượu điều trị nội trú.

2. So sánh mức độ trạng thái cai rượu đánh giá theo bảng điểm Cushman và theo thang CIWA-Ar.

1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Gồm 79 người bệnh đủ tiển chẩn đoán nghiện rượu, theo tiêu chuẩn ICD.10, điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 09 năm 2023. Bao gồm chẩn đoán: F10.2, F10.3, F10.4, F10.5.

Phương pháp nghiên cứu.

+ Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: Người bệnh (NB) đủ tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu, theo tiêu chuẩn ICD.10, điều trị nội trú tại BVTTHN: F10.2, F10.3, F10.4, F10.5.

+ Tiêu chuẩn loại trừ: NB đã ngừng sử dụng rượu từ 3 ngày trở lên. NB sử dụng chất gây nghiện khác hiện tại hoặc trong vòng ba tháng gần đây. NB có bệnh tâm thần khác kèm theo. NB có bệnh thực tổn não, bệnh nội khoa nặng, rối loạn nội tiết không do rượu. NB hoặc thân nhân NB không đồng ý tham gia nghiên cứu. NB không có đủ điều kiện hay thời gian thu thập thông tin nghiên cứu.

+ Phương pháp thu thập thông tin:

– Công cụ nghiên cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu, trạng thái cai rượu, sảng rượu, loạn thần do rượu theo ICD.1 bản nghiên cứu8. Bảng điểm Cushman đánh giá trạng thái cai rượu6,9. Thang đánh giá trạng thái cai rượu CIWA-Ar7,10. Bệnh án nghiên cứu chuyên biệt.

– Kỹ thuật thu thập thông tin: phỏng vấn, khám bệnh, đánh giá trạng thái cai rượu bẳng bảng điểm Cushman và thanjg CIWA-Ar.

+ Các biến số, chỉ số nghiên cứu: Biến độc lập: nhân khẩu học, thời gian, mức độ nghiên rượu, tuổi bắt đầu nghiện rượu. Mục tiêu 1: Tỷ lệ mã chẩn đoán rối loạn liên quan sử dụng rượu. Tỷ lệ ngừng sử dụng rượu trước vào viện, tỷ lệ có hội cai rượu khi nhập viện, thời gian ngừng sử dụng rượu khi nhập viện. Điểm trung bình bảng điểm Cushman, mức độ trạng thái cai rượu theo thời gian ngừng sử dụng rượu.  Mối liên quan giữa điểm bảng điểm Cushman với một số yếu tố nhân khẩu học, tuổi nghiện rượu, thời gian nghiện rượu, mức độ nghiện. Mức độ trạng thái cai rượu đánh giá băng thang CIWA-Ar. Mục tiêu 2: Chỉ số so sánh thời gian, mức độ khó khăn khi đánh giá trạng thái cai rượu bằng bảng điểm Cushman và thang CIWA-Ar. Chỉ số so sánh mức độ trạng thái cai rượu theo điểm bảng điểm Cushman và thang CIWA-Ar.

+ Xử lý số liệu: số liệu được trình bày bằng số, tỷ lệ %, trung bình trung vị, thuật toán χ2, t-student. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

2.1.1. Đặc điểm về tuổi, học vấn, nghề nghiệp, hôn nhân, địa dư.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình nhóm người bệnh nghiên cứu cao 51,32 ± 8,844 tuổi. Nhóm trên 50 tuổi có tỷ lệ cao nhất 54,4%, 41-50 tuổi 31,6%, từ 40 tuổi trở xuống 13,9%. Qua kết quả phản ảnh nhóm người bệnh của chúng tôi đa số tuổi khá cao, gián tiếp phản ảnh người bệnh đã có thời gian sử dụng rượu kéo dài. Kết quả này phù hợp với đa số tác các tác giả, như: Lường Thị Phương liên, Phạm Quang Lịch11,12.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Học vấn nhóm  người bệnh nghiên cứu thấp THCS 49,4%, THPT 32,9%, tiểu học 16,4%, đại học chỉ 1,3%; Nghề nghiệp láo động chân tay, không ổn định chiếm chu yếu: không nghề, lao động tự do 73,4%, nông dân 6,3%, nghề khác 20,3%. Ly hôn, ly thân có tỷ lệ khá cao 12,7%, chứ kết hôn 7,6%, kết hôn 79,7%. Người bệnh ở nông thôn là chủ yếu 64,6%, thành thị 30,4%, khác 5,1%. Người bệnh có học vấn thấp, nhận thức có thể thấp dẫn đến dễ lạm dụng chất nói chung và rượu nói riêng, ngược lại cũng có thể sử dụng rượu dẫn đến khó khăn trong học tập. Cùng với học vấn thấp người bệnh đa số nghề nghiệp không ổn định, lao động chân tay là chủ yếu, chính môi trường này cũng có thể thuận lợi cho lạm dụng rượu, nghiên rượu. Có tỷ lệ cao người bệnh ở nông thôn, mặc dù dân số Hà Nội chủ yếu ở thành thị, có thể môi trường nông thôn có những tập tục hay văn hóa thuận lợi cho lạm dụng rượu. Ly hôn, ly thân, không kết hôn có tỷ lệ khá cao có thể do người bệnh danh thời gian sử dụng rượu ít quan tâm gia đình, mặt khác do hậu quả của rượu làm mâu thuẫn gia đình dẫn đến ly hôn, ly thân và cũng gây khó khăn trong tìm bạn đời. Kết quả phản ánh hậu quả của lạm dụng rượu, nghiện rượu trên gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả, như: Lường Thị Phương liên, Phạm Quang Lịch11,12.

Kết quả cho thấy tuổi trung bình người bệnh có dấu hiệu nghiện rượu khá trẻ 35,30 ± 7,638 tuổi. Tỷ lệ nhóm dưới 30 tuổi 25,3%, 31-40 tuổi 51,9%, trên 40 tuổi 22,8%, tuổi thấp nhất 19 tuổi, cao nhất 59 tuổi. Qua kết quả cho thấy lạm dụng rượu ở tuổi thanh niên, trung niên khá phổ biến, gây hậu quả ở tuổi cao hơn sau một thời gian lạm dụng. Kết quả nghiên cứu của chúng tô phù hợp với một số tác giả: Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; Pouilly C, JUkie Geneste S, Liotier J, Brousse GG và cộng sự9,13.

Kết quả cho thấy thời gian sử dụng trung bình dài 16,01 ± 6,050 năm. Nhóm nghiện rượu trên 15 năm cao nhất 49,4%, 11-15 tuổi, 21,5%, từ 10 năm trở xuống 29,1%, ngắn nhất 5 năm, dài nhất 30 năm. Kết quả này phản ánh nhóm người bệnh nghiên cứu của chúng tôi gồm những người bệnh nghiện rượu lâu năm, có thể có nhiều hậu quả trên sức khỏe cũng như gia đình, xã hội và cũng có thể phụ thuộc rượu nặng nề.

Két quả cho thấy tỷ lệ nghiện rượu mức độ nặng là chủ yêu 83,5%, nghiện rượu mức độ vừa 16,5%, không có nghiện rượu mức độ. Có thể do nhóm người bệnh của chúng tôi là những người bệnh điều trị nội trú, đã có hậu quả trên tâm thần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; Barucand D, Emsellem C, Tilickete S, Aubin H; Darcourt G, Myquel M, Pringuey D, Braccini T, Robert P, Bonhomme P3,4,13.

Kết quả cho thấy tỷ lệ chẩn đoán nghiện rượu 36,7%, loạn thần do rượu 31,6%, rối loạn tâm thần và hành vi khác do rượu 17,7%, trạng thái cai rượu 14% trong đó trạng thái cai rượu thông thường 8,9%, trạng thái cai rượu có mê sảng (sảng rượu) 5,1%. Qua kết quả cho thấy nhóm nghiên cứu là những người bệnh nghiện rượu mức độ nặng đã có hậu quả về tâm thần, trạng thái cai rượu không được chẩn đoán nhiều, nhưng những bệnh nhân loạn thần, nghiện rượu sẽ xuất hiện hội chứng cai trong thời gian điều trị. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: JP Olié, T Gallarda, E Duaux; Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G; Barucand D, Emsellem C, Tilickete S, Aubin H3,5,13.

2.2 Đặc điểm mức độ trạng thái cai rượu theo điểm bảng điểm Cushman.

2.2.1 Đặc điểm trạng thái cai rượu lúc vào viện.

Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh có trạng thái cai đánh giá trên lâm sàng thời điểm vào viện 74,7%, mặc dù chẩn đoán bệnh chính khác, nhưng xuất hiện hội chứng cai do ngừng rượu trước vào viện, có thể do vấn đề sức khỏe, gia đình quản lý hoặc do chính loạn thần cản trở người bệnh sử dụng rượu thời gian gần trước vào viện, mặc dù đa số trên lâm sàng đa số trạng thái cai mức độ nhẹ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Pouilly C, JUkie Geneste S, Liotier J, Brousse GG và cộng sự; Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B9,14.

Kết quả cho thấy 100% người bệnh có trạng thái cai rượu đánh giá bằng bảng điểm Cushman: mức độ nhẹ 81,0% (trung bình 4,94 ± 1,367 điểm), mức độ vừa 19,0% (trung bình 8,93 ± 0,961 điểm). Điểm trung bình cả nhóm nghiên cứu là 5,70 ± 2,040 điểm, thấp nhất 2 điểm, cao nhất 11 điểm. Như vậy, đánh giá bảng bảng điểm Cushman giúp chúng ta phát hiện các người biểu hiện trạng thái cai rượu nhẹ, kín đáo, nhất là các người bệnh có triệu chứng rối loạn tâm thần khác che lấp, khó khăn đánh giá trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B và cộng sự; Branczko N; Weintraub SJ14-16.

2.2.2 Đặc điểm mức độ trạng thái cai đánh giá theo bảng điểm Cushman theo thời gian ngừng sử dụng rượu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Điểm trung bình bảng điểm Cushman cao nhất sau 8 giờ ngừng sử dụng rượu 8,72 ± 4,332 điểm, trong đó mức độ hội chứng cai rượu nặng 18,00 ± 2,000 điểm tỷ lệ 10,1% người bệnh, mức độ hội chứng cai rượu vừa 10,03 ± 2,099 điểm tỷ lệ 48,1%, mức độ hội chứng cai rượu nhẹ 4,97 ± 1,311 điểm tỷ lệ 41,8%. Sau 16 giờ ngừng rượu, điểm trung bình bảng điểm Cushman là 7,68 ± 3,991 điểm, mức độ hội chứng cai rượu lần lượt là: nặng 7,6% (18,67 ± 1,211 điểm), vừa 31,6% (9,32 ± 1,772 điểm), nhẹ 60,8% (5,46  ± 1,320 điểm). Sau 24 giờ ngừng rượu, điểm trung bình bảng điểm Cushman là 7,01 ± 2,963 điểm, mức độ hội chứng cai rượu lần lượt là: nặng 3,8% (18,33 ± 1,155 điểm), vừa 26,6% (9,00 ± 1,549 điểm), nhẹ 69,6% (5,64 ± 1,078 điểm). Sau 36 giờ ngừng sử dụng rượu, điểm Cushman không còn mức độ nặng, chỉ còn mức độ vừa và nhẹ, điểm trung bình cả nhóm người bệnh lần lượt là: 36 giờ (6,51 ± 1,739 điểm), 48 giờ (5,61 ± 1,589 điểm), 72 giờ (4,77 ± 1,339 điểm), 120 giờ (3,51 ± 1,188 điểm). Sau ngày thứ 7 ngừng rượu, hội chứng cai rượu gần như hết, điểm Cushman rất thấp 1,91 ± 0,942, khó đánh giá trên lầm sàng.

 Như vậy, nhóm người bệnh nghiên cứu của chúng tôi xuất hiện trạng thái cai rượu nặng khá sớm sau ngừng sử dụng rượu, có thể do nhóm người bệnh của chúng tôi bao gồm những người bệnh phụ thuộc rượu nặng. Theo y văn, trạng thái cai rượu thường xuất hiện sau 4-36 giờ ngừng sử dụng rượu, thường kéo dài không quá 7-10 ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp đa số các tác giả: lâm sàng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả: Cushman Jr P, Forbes R, Lemer W, Stewart M; Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B và cộng sự; Branczko N; Weintraub SJ6,14-16.

Kết quả cho thấy mức độ hội chứng cai rượu đánh giá bằng thang CIWA-Ar cao sau ngừng rượu 8 giờ đến 24 giờ, lần lượt: Sau 8 giờ: nặng 8,9%, vừa 51,9%, nhẹ 39,2%; sau 16 giờ nặng 6,3%, vừa 40,5%, nhẹ 53,2%; Sau 24 giờ: nặng 5,1%, vừa 49,4%, nhẹ 45,6%. Mức độ trạng thái cai rượu giảm sau 36 giờ và còn rất nhẹ sau 6 ngày chỉ còn 83,5% người bệnh có hội chứng cai rượu nhẹ với mức điểm rất thấp. Kết quả này khá tương đồng với kết quả đánh giá bằng bảng điểm Cushman, nhưng có thể khác ở mức độ vì điểm thang CIWA-Ar có nhiều tiểu mục đánh giá rối loạn giác quan dẫn đến có sự khác biệt ở một số người bệnh, nhất là người bệnh có ảo tưởng, ảo giác hay rối loạn tri giác khác.

Kết quả cho thấy điểm trung bình thang Cushman giữa hai nhóm theo thời gian nghiện rượu không có sự khác biệt có nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả có thể do các người bệnh đều phụ thuộc rượu mức độ nặng nên không có sự khác biệt giữa hai nhóm theo thời gian nghiện rượu.

Kết quả cho thấy điểm trung bình thang Cushman giữa hai nhóm mức độ nghiện rượu vừa và nặng không có sự khác biệt có nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này có thể do quần thể người bệnh nghiên cứu của chúng tôi còn ít nên sự phân tách giữa hai nhóm chưa rõ ràng nên chưa tìm thấy sự khác biệt.

2.3 So sánh mức độ trạng thái cai theo điểm bảng điểm Cushman và theo thang CIWA-Ar.

Kết quả ccho thấy thời gian nhân viên thực hiện đánh giá hội chứng cai rượu bằng bảng điểm Cushman ngắn hơn thời gian đánh giá hội chứng cai rượu bằng thang CIWA-Ar, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Kết quả này do cấu trúc bảng điểm Cushman chỉ có 7 mục trong đó 6 tiểu mục là dấu hiệu khách quan dễ đo đếm được, ngược lại thang CIWA-Ar có 9 mục và trong mỗi mục có nhiều tiểu mục, có nhiều mục là triệu chứng rối loạn tri giác khó đánh giá và khó đong đếm được. Qua kết quả, cho thấy bảng điểm Cushman có ưu điểm đánh giá nhanh phù hợp với thực tế lâm sàng hơn, nhất là người đánh giá là điều dưỡng, mặc dù ddanshs giá toàn diện trạng thái chung chức năng tri giác kèm theo trạng thái cai rượu không sâu bằng thang CIWA-Ar. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp đa số tác giả: Cushman Jr P, Forbes R, Lemer W, Stewart M; Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B và cộng sự; Branczko N; Weintraub6,14-16.

Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên gặp khó khăn trong đánh giá hội chứng cai rượu bằng bảng điểm Cushman thấp hơn nhiều tỷ lệ gặp khó khăn trong đánh giá hội chứng cai rượu bằng thang CIWA-Ar, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Kết quả này có thể do bảng điểm Cushman bao gồm 6/7 mục là là dấu hiệu khách quan do đếm được, nên ít gặp khó khăn, ngược lại thang CIWA-Ar có nhiều tiểu mục là dấu hiệu rối loạn tri giác, khó đánh giá, nhất là đối với điều dường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B và cộng sự; Branczko N; Weintraub SJ14-16.

Kết quả cho thấy tỷ lệ mức độ nặng của hội chứng cai rượu đánh giá bằng bảng điểm Cushman và bẳng thang CIWA-Ar không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm sau ngừng sử dụng rượu 8 giờ, 16 giờ, 36 giờ, 72 giờ (p > 0,05). Như vậy, để đánh giá nhanh mức độ nặng của trạng thái cai rượu bảng điểm Cushman có kết quả không khác so với thang CIWA-Ar, đáp ứng được yêu cầu trong thực hành lâm sàng xác định nhanh mức độ nặng của trạng thái cai rượu, phục vụ điều trị, chăm sóc, theo dõi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số tác giả, như: Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B và cộng sự; Branczko N; Weintraub SJ14-16.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 79 người bệnh điều trị nội trú được đánh giá mức độ nặng của trạng thái cai rượu bằng bảng điểm Cushman, chúng tôi rút ra kết luận:

Mức độ nặng của trạng thái cai rượu cao nhất sau 8 giờ đến 24 giờ ngừng sử dụng rượu: 8 giờ 8,72 ± 4,332 điểm (mức độ nặng 10,1%, vừa 48,1%, nhẹ 41,8%); 16 giờ 7,68 ± 3,991 điểm (mức độ nặng 7,6%, vừa 31,6%, nhẹ 60,8%); 24 giờ 7,01 ± 2,963 điểm (mức độ nặng 3,8%, vừa 26,6%, nhẹ 69,6%). Mức độ nặng của trạng thái cai rượu thuyên giảm nhanh sau 36 giờ ngừng sử dụng rượu, sau 7 ngày ngừng sử dụng rượu trạng thái cai rượu đã hoàn toàn cải thiện.

Chưa tìm thấy sự khác biệt tỷ lệ mức độ nặng của trạng thái cai rượu theo thời gian, mức độ nghiện rượu (p > 0,05).

Thời gian nhân viên đánh giá mức độ nặng của trạng thái cai rượu bằng bảng điểm Cushman ngắn hơn thời gian đánh giá bằng thang CIWA-Ar (p < 0,0001). Tỷ lệ nhân viên gặp khó khăn trong đánh giá trạng thái cai rượu bằng bảng điểm Cushman thấp hơn rõ rệt so với đánh giá trạng thái cai rượu bằng thang CIWA-Ar (p < 0,0001). Tỷ lệ mức độ nặng của trạng thái cai rượu đánh giá bẳng bảng điểm Cushman so với tỷ lệ mức độ nặng của trạng thái cai rượu đánh giá bằng thang CIWA-Ar không có sự khác biệt (p > 0,05).

Tài liệu tham khảo

1.         Lê Anh Tuấn, Lý Trần Tình. Lạm dụng rượu, nghiện rượu ở Hà Nội. NXB Hà Nội; 2010.

2.         Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Ngọc Úy, Vũ Hương Giang. Cơ cấu rối loạn tâm thần do sử dụng chất gây nghiện điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Bệnh viên Tâm thần Hà Nội 2019. 2019:17-28.

3.         Barrucand D, Emsellem C, Tilickete S, Aubin H. Alcoologie. Edition du Departement d’Alcoologie Therapeutique  Riom Laboratoire-CERM; 1997.

4.         Darcourt G, Myquel M, Pringuey D, Braccini T, Robert P, Bonhomme P. Alcoolisme. Drogue: intoxication aigue et chronique. syndrome de sevrage. complications psychiatriques, neurologiques aigues et chroniques imputables à la consommation de drogue illicites. Internat. Edition Heures; 1998:130-169.

5.         JP Olié, T Gallarda, E Duaux. Complication de l’alcoolisme chronique. Le livre de L’interne Psychiatrie. Médecine-Sciences Flammarion; 1997:330-340.

6.         Cushman Jr P, Forbes R, Lemer W, Stewart M. Alcohol withdrawal syndromes: clinical management with lofexidine. Alcoholism: Clinical and Experimental Research. 1985;9(2):103-108. doi: https://doi.org/10.1111/j.1530-0277.1985.tb05527.x

7.         Bùi Đức Trình. Áp dụng thang điểm CIWA trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân cai rượu-Kỷ yếu các công trình khoa học kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Sức khỏe Tâm thần 1991-2011. NXB Y học; 2011.

8.         Tổ chức y tế thế giới. Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần. Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi Tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu – Geneva, 1993  Biên dịch: Trần Viết Nghị và cs. NXB Công ty In Giao thông; 2005:77-80.

9.         Pouilly C, JUkie Geneste S, Liotier J, Brousse GG, et a. Rượu ethylic: Hội chứng cai. Cấp cứu tâm thần: các tình huống thường gặp tại khoa cấp cứu Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Doãn Phương và cs dịch theo URG Psychiatrie: Toutes les situations d’urgence psychiatrique en proche, 2eme Ed, Arntte, Paris NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; 2021:221-226.

10.       Association AP. Alcohol Withdrawal. Diagnostic and Statistical Manuel of Mantal Disorders, Fifth Edition Text Revision (DSM-5TR). American Psychiatric Association Publishing; 2022:565-567.

11.       Lường Thị  Phương Liên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân loạn thần do rượu tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Thái Nguyên; 2001.

12.       Phạm Quang Lịch. Đặc điểm rối loạn trí nhớ, chú ý ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính. Luận văn thạc sĩ Y học. Học viện Quân Y; 2003.

13.       Reynaud M, Parquet P-J, Lagrue G. Les pratiques addictives: usage, usage nocif et dépendance aux substances psychoactives. Odile Jacob; 2000.

14.       Weintraub SJ. Diazepam in the treatment of moderate to severe alcohol withdrawal. CNS drugs. 2017;31(2):87-95. doi:10.1007/s40263-016-0403-y

15.       Branczko N. Score de Cushman aux urgences: connaissance et applications pratiques dans 4 centres hospitaliers des Hauts-de-France et les centres hospitaliers du réseau inter-CHU G4. 2017.

16.       Vigouroux A, Garret C, Lascarrou J-B, et al. Alcohol withdrawal syndrome in ICU patients: Clinical features, management, and outcome predictors. Plos one. 2021;16(12):e0261443. doi:https://doi.org/10.1371/journal.pone.0261443