NHẬN XÉT RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

  • Trang chủ
  • Nghiên cứu khoa học
  • NHẬN XÉT RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

NHẬN XÉT RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài:  Nguyễn Thị Thơ

Thư ký đề tài:       Bùi Thanh Huyền                  

Cộng sự:              Nguyễn Thị Hương Kiều, Nguyễn Thị Bích Mai, Phan Thị Toàn

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Tóm tắt

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả căt ngang 193 người bệnh tâm thần phân liệt có rối loạn điện giải  điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Tỷ lệ rối loạn điện giải khá cao ở người bệnh tâm thần phân liệt 48,98% trên tổng số người bị mắc tâm thần phân liệt tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Trong nhóm rối loạn điện giải, điện giải thường rối loạn là K+ 76,2%, Na+ 39,9%. Điện giải Cl, Canxi toàn phần và Ca++ có tỷ lệ rối loạn thấp hơn: 11,9%, 6,7% và 7,8%.Các điện giải chủ yếu giảm. Điện giải Cl có cả giảm và tăng (6,7% và 5,2%), Ca++ có 7,3% giảm, 0,5% tăng. Các chỉ số điện giải rối loạn chủ yếu ở mức nhẹ và vừa. Rối loạn điện giải chủ yếu giai đoạn vào viện với tỷ lệ 88,6%, trong quá trình điều trị chỉ có 11,4%, tỷ lệ các điện giải Na+, K+, Cl, Canxi toàn phần, Ca++  khác biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn (p =0.0001, p < 0,001 và p < 0,05).Rối loạn điện giải Cl, Canxi toàn phần, có liên quan đến giới tính, rối loạn Cl (92,3%), rối loạn Canxi (13,5%) toàn phần cao ở nữ (p < 0,0001 và p < 0,05). Rối loạn điện giải Ca++, Canxi toàn phần chỉ gặp ở nhóm bị bệnh tâm thần phân liệt từ 11 năm trở lên và cũng chỉ gặp ở nhóm chẩn đoán tâm thần phân liệt di chứng.

Rối loạn điện giải không có sự khác biệt theo nhóm tuổi, thời gian điều trị/năm, thời  tiết nóng hay không nóng, nhóm sử dụng thuốc Valproat hay không sử dụng Valproat.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm thần phân liệt là một trong những bệnh loạn thần nặng, xu hướng tiến triển mạn tính dẫn đến nhiều hậu quả như giảm hay mất chức năng tâm lý xã hội, chức năng lao động.Rối loạn điện giải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có những đặc điểm riêng khác với rối loạn điện giải ở bệnh lý khác. Hiểu rõ đặc điểm rối loạn điện giải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt giúp các thày thuốc chẩn đoán và điều trị sớm rối loạn này, tránh được các biến chứng cho bệnh nhân. Do vậy, chúng tôi chọn “Nhận xét rối loạn điện giải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nộilàm đề tài nghiên cứu với mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét rối loạn điện giải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu :Gồm 193 người bệnh được chẩn đoán tâm thần phân liệt theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD.10 điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021, có rối loạn điện giải (lúc vào viện và trong quá trình điều trị).

1.2. Phương pháp nghiên cứu.

+ Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang rối loạn điện giải ở người bệnh tâm thần phân liệt điều trị nội trú, phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải.

+ Tiêu chuẩn chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ các người bệnh tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ ngày01 tháng 4 năm 2021 đến 30 tháng 9 năm 2021. Người bệnh có rối loạn điện giải lúc vào viện hoặc trong quá trình điều trị được chọn mẫu để phân tích.Chúng tôi lấy mẫu 193 người bệnh

+ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có bệnh hay rối loạn tâm thần khác trước khi bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc hiện tại đồng diễn cùng bệnh tâm thần phân liệt,bệnh nhân có bệnh thực tổn não, sử dụng ma túy, chất tác động tâm thần, bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng, bệnh nội khoa mạn tính, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, bệnh nhân không đủ thời gian theo dõi.

+ Phương pháp thu thập thông tin:

– Công cụ nghiên cứu: Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt ICD.10 bản nghiên cứu, máy xét nghiệm điện giải ISE 5000,hóa chất, Huyết thanh, phần mềm SPSS.

– Kỹ thuật thu thập thông tin: Làm phiếu thu thập thông tin

– Các biến số và chỉ số nghiên cứu:Các biến số, độc lập: Tuổi, giới, địa dư, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân …

+ Các biến số, chỉ số phụ thuộc: Thời gian bị bệnh tâm thần phân liệt (tuổi bệnh),  thời gian điều trị nội trú trung bình/năm, thể bệnh, thuốc điều trị chủ yếu, thuốc điều trị hiện tại.

+ Xử lý số liệu: số liệu được trình bày bằng số, tỷ lệ %, thuật toán χ2, t-student. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0.

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
  • Đặc điểm về tuổi, giới, học vấn, nghề nghiệp, hôn nhân, địa dư.

+ Tuổi: Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu các người bệnh nhiều tuổi, có thể gồm các người bệnh bị bệnh lâu ngày, mạn tính.

+ Giới: Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh nam bị tâm thần phân liệt có thể có hành vi nguy hiểm, nặng hơn nên nhập viện điều trị nội trú nhiều hơn, mặc dù tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt giữa hai giới ngang nhau.

+ Học vấn: Kết quả nghiên cứu cho thấy học vấn nhóm người bệnh nghiên cứu không cao, có thể do bị bệnh không thể học tập được.

+ Nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể do bị bệnh tâm thần phân liệt không có khả năng học nghề, lao động, tỷ lệ người bệnh không nghề cao.

+ Kết hôn:Kết quả nghiên cứu phản ánh người bệnh tâm thần phân liệt có hậu quả trên mối quan hệ xã hội, gia đình, dẫn đến ít cơ hội kết hôn và khả năng ly thân, lý hôn cao.

+ Địa dư:Kết quả nghiên cứu cho thấycó thể người bệnh nghiên cứu chủ yếu ở Hà Nội, mà tỷ lệ người dân ở Hà Nội tập trung ở thành thị cao.

  • Đặc điểm về bệnh tâm thần phân liệt.

+ Tỷ lệ thể bệnh tâm thần phân liệt:Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nghiên cứu chủ yếu người bệnh bị bệnh mạn tính lâu ngày và có nhiều tật chứng về tâm thần và hành vi.

+ Thời gian bị bệnh tâm thần phân liệt: Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đã bị bệnh thời gian dài, có tật chứng về tâm thần nhiều, gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt, trong đó có ăn, uống.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo thời gian bị bệnh: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn Na+, K+, Clkhông khác biệt giữa hai nhóm thời gian bị bệnh, có thể do đa số cả hai nhóm người bệnh đều là TTPL mạn tính rối loạn hành vi ăn, uống và cũng có thể thời gian bị bệnh dài ít sự quan tâm của gia đình.

+ Thời gian điều trị nội trú một năm: Kết quả nghiên cứu cho thấy có tỷ lệ đáng kể người bệnh thời gian nằm điều trị nội trú nhiều hơn ở gia đình.

+ Đặc liên quan đến thời tiết: Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng người bệnh nghiên cứu gặp chủ yếu vào giai đoạn thời tiết nóng, thời tiết nóng làm ra nhiều mồ hôi có thể gây rối loạn điện giải.

+ Đặc điểm sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng điện giải:Tỷ lệ người bệnh sử dụng Valproat kéo dài có thể gây giảm Na+ máu.

  • Đặc điểm rối loạn điện giải ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.
  • Đặc điểm rối loạn điện giải.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải ở người bệnh tâm thần phân liệt.

Qua kết quả nghiên cứu gần một nửa người bệnh tâm thần có rối loạn điện giải. Tỷ lệ rối loạn điện giải cao có thể do người bệnh tâm thần phân liệt có rối loạn hành vi, rối loạn ăn uống dẫn đến rối loạn điện giải. Măt khác, cũng có thể do điều kiện sống, gia đình người bệnh quan tâm hạn chế vì vậy thiếu dinh dưỡng, trong đó có điện giải.

+ Tỷ lệ rối loạn từng loại điện giải.

Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy rối loạn điện giải đa số giảm, chỉ có Cltăng. Mức độ điện giải giảm và tăng chỉ ở mức độ nhẹ và vừa. Có thể giảm điện giải do người bệnh tâm thần phân liệt rối loạn hành vi, ăn uống kém hoặc cũng có thể gia đình ít có điều kiện quan tâm chăm sóc chế độ ăn uống cho người bệnh.

+ Tỷ lệ tăng giảm điện giải.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ yếu rối loạn điện giải ở người bệnh tâm thần phân liệt là giảm điện giải. Có thể do người bệnh rối loạn ăn, uống hoặc gia đình ít quan tâm đến chế độ  ăn, uống của người bệnh dẫn đến thiếu dinh dưỡng chung trong đó có điện giải.

  • Một số yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo giai đoạn vào viện và giai đoạn điều trị.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh rối loạn điện giải chủ yếu gặp khi xét nghiệm lúc vào viện. Điều này có thể giai đoạn trước khi vào viện người bệnh ăn, uống không đảm bảo do rối loạn hành vi hoặc do gia đình ít quan tâm đến chế độ ăn uống của người bệnh. Giai đoạn điều trị nội trú tỷ lệ rối loạn điện giải thấp hơn rất nhiều. Điều này gián tiếp phản ánh khi người bệnh điều trị nội trú chế độ dinh dưỡng được đảm bảo hơn và cũng có thể do được điều trị nên hành vi ăn, uống của người bệnh ổn định hơn, ăn, uống đầy đủ hơn. Các người bệnh có rối loạn điện giải khi điều trị nội trú có thể do rối loạn hành vi ăn,  uống hoặc có thể do ảnh hưởng của điều trị một số thuốc gây ảnh hưởng đến điện giải.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo nhóm tuổi.

Qua kết qua nghiên cứu cho thấy rối loạn điện giải Na+, K+, Cl không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm: < 41 tuổi và từ 41 tuổi trở lên (p > 0,05). Canxi, Ca++ có tỷ lệ giảm nhiều hơn ở nhóm từ 41 tuổi trở nên, nhưng vẫn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Giảm Canxi, Ca++ có thể do ở nhóm tuổi cao hơn có suy giảm hormon gây rối loạn chuyển hóa, hấp thu Canxi nói chung và Ca++ nói riêng.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo giới.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giới nam tỷ lệ Na+, K + giảm nhiều hơn nữ, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể nam giới vận động nhiều hơn, chuyển hóa khác do với giới nữ nên có thể ảnh hưởng gây giảm điện giải Na+, K +. Ngược lại, giới nữ hormon sinh dục suy giảm nhanh đặc biệt nhóm người bệnh có tuổi, dẫn đến rối loạn điện giải Ca++.

Cũng qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn điện giải Cl, Canxi toàn phần ở giới nữ nhiều hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,00001 và p < 0,05). Sự khác biệt này có thể do hormon sinh dục nữ suy giảm nhanh khi tuổi cao, mà nhóm người bệnh nghiên cứu tỷ lệ tuổi trên 50 chiếm chủ yếu, nên gây suy giảm chỉ số Canxi toàn phần, và có thể gây rối loạn điện giải Cl hoặc cũng có thể hành vi ăn, uống của nữ khác so với nam.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo thể bệnh.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn điện giải Na+, K+, Cl-.  Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm F20.0 và F20.5, điều này có thể do nhóm người bệnh nghiên cứu cả F20.0 và F20.5 đều có thời gian bị bệnh dài, ít khác biệt về rối loạn hành vi ăn, uống và sự quan tâm của gia đình đến ăn, uống của người bệnh cũng không khác biệt. Rối loạn điện giải Ca++, Canxi toàn phần chỉ gặp ở nhóm F20.5, điều này có thể nhóm F20.5 là các bệnh nhân mạn tính tha hóa về hành vi nhiều, thời gian nằm viện dài nên chế độ ăn, uống thiếu cân bằng nên giảm hai điện giải này.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo thời gian bị bệnh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn Na+, K+, Clkhông khác biệt giữa hai nhóm tuổi, có thể do đa số cả hai nhóm người bệnh đều có bệnh mạn tính rối loạn hành vi ăn, uống và cũng có thể thời gian bị bệnh dài ít sự quan tâm của gia đình.

Rối loạn điện giải Ca++, Canxi toàn phần giảm chỉ gặp ở nhóm người bệnh có thời gian điều trị từ 11 năm trở lên, có thể do nhóm này gồm các bệnh nhân nhiều tuổi, trong đó có bệnh nhân nữ, mà nữ giai đoạn tuổi cao suy giảm hormon sinh dục, dẫn đến rối loạn chuyển hóa Canxi.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo thời gian điều tri nội trú/năm.

Kết quả này có thể do hầu hết người bệnh rối loạn điện giải chủ yếu ở giai đoạn vào viện, nghĩa là rối loạn điện giải trước khi vào viện, do vậy không có sự khác biệt giữa người bệnh điều trị nội trú dưới 6 tháng/năm và từ 6 tháng/năm trở lên.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo thời tiết.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn điện giải ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ít bị ảnh hưởng do thời tiết. Sự không khác biệt này có thể do người bệnh ở gia đình hay bệnh viện điều kiện hiện tại cũng đảm bảo ít bị nóng mất mồ hôi. Mặt khác, đa số người bệnh không nghề ở gia đình cũng không lao động nặng nhọc nên mùa nóng cũng ít ra mồ hôi nên ít rối loạn điện giải.

+ Tỷ lệ rối loạn điện giải theo nhóm điều trị thuốc có ảnh hưởng đến điện giải và nhóm không điều trị thuốc ảnh hưởng đến điện giải.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm sử dụng Valproat rối loạn điện giải có tỷ lệ cao hơn nhóm không sử dụng Valproat, nhưng không có khác biệt có ý nghĩa. Sự không khác biệt này có thể do khi điều trị sử dụng Valproat, các bác sĩ đã lưu ý cho bù điện giải bằng đường uống.

Kết luận

Nghiên cứu 193 người bệnh trong số 394 người bệnh bị tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chúng tôi rút ra kết luận:

  1. Rối loạn điện giải ở người bệnh tâm thần phân liệt điều trị nội trú.

Tỷ lệ rối loạn điện giải khá cao ở người bệnh tâm thần phân liệt 48,98%.

Trong nhóm rối loạn điện giải, điện giải thường rối loạn là K+ 76,2%, Na+ 39,9%. Điện giải Cl, Canxi toàn phần và Ca++ có tỷ lệ rối loạn thấp hơn: 11,9%, 6,7% và 7,8%.Các điện giải chủ yếu giảm. Điện giải Cl có cả giảm và tăng (6,7% và 5,2%), Ca++ có 7,3% giảm, 0,5% tăng.

  1. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn điện giải ở người bệnh tâm thần phân liệt điều trị nội trú.

Rối loạn điện giải chủ yếu giai đoạn vào viện với tỷ lệ 88,6%, trong quá trình điều trị chỉ có 11,4%, tỷ lệ các điện giải Na+, K+, Cl, Canxi toàn phần, Ca++  khác biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn (p =0.0001, p < 0,001 và p < 0,05).

Rối loạn điện giải Cl, Canxi toàn phần, có liên quan đến giới tính, rối loạn Cl (92,3%), rối loạn Canxi (13,5%) toàn phần cao ở nữ (p < 0,0001 và p < 0,05). Rối loạn điện giải Ca++, Canxi toàn phần chỉ gặp ở nhóm bị bệnh tâm thần phân liệt từ 11 năm trở lên và cũng chỉ gặp ở nhóm chẩn đoán tâm thần phân liệt di chứng.

Thread name:

Review of electrolyte disorders in schizophrenic patients inpatient treatment at Hanoi Mental Hospital

Summary

By the method of cross-sectional descriptive study of 193 schizophrenic patients with electrolyte disorders inpatient treatment at Hanoi Psychiatric Hospital, the rate of electrolyte disturbances is quite high in patients with schizophrenia 48, 98% of the total number of people suffering from schizophrenia at Hanoi Psychiatric Hospital. In the group of electrolyte disorders, the common electrolyte disorders are K + 76.2%, Na + 39.9%. Electrolytes of Cl-, Total Calcium and Ca++ have lower disorder rates: 11.9%, 6.7% and 7.8%. Electrolytes are mainly reduced. Electrolyte Cl- has both decrease and increase (6.7% and 5.2%), Ca++ has 7.3% decrease, 0.5% increase. Electrolyte disturbances were mainly mild and moderate. Electrolyte disturbances mainly occurred during hospitalization with the rate of 88.6%, during treatment only 11.4%, the ratio of electrolytes Na+, K+, Cl-, total calcium, Ca++ was clearly different. markedly between the two periods (p = 0.0001, p < 0.001 and p < 0.05). Cl- electrolyte disturbance, total calcium, gender related, Cl- disorder (92.3%), Total calcium disorder (13.5%) was high in women (p < 0.0001 and p < 0.05). Electrolyte disturbances Ca++, total calcium were only seen in the group with schizophrenia for 11 years or more and only in the group diagnosed with residual schizophrenia.

Electrolyte disturbances did not differ according to age group, duration of treatment/year, hot or not hot weather, Valproat group or not Valproat group.

Tài liệu tham khảo

 

  1. Trần Đình Xiêm. Tâm thần phân liệt. Tâm thần học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chi Minh, 1997.
  2. Tổ chức Y tế Thế giới. Bệnh tâm thần phân liệt. Giai đoạn trầm cảm, ICD-10 Phân loại các rối loạn tâm thần và hành vi, tiêu chuẩn chẩn đoán dành cho nghiên cứu, Classification of Mental and Behavioural Disorders – Diagnostic Criteria Reseacrch, Geneva, Biên dịch: Trần Viết Nghị và cộng sự, Công ty In Giao thông, Hà Nội, 1993: 84 – 80, 101 – 105.
  3. Nguyễn Văn Ngân và Ngô Ngọc Tản. Tâm thần học đại cương và điều trị các bệnh tâm thần, nhà xuất bản quân đội, 2003.
  4. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức và Phạm Văn Mạnh. Tâm thần Phân Liệt, Nhà Xuất bản y học, 2009.
  5. Nguyễn Việt. Bệnh tâm thần phân liệt. Rối loạn cảm xúc. Tâm thần học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1984: 44 – 48, 77-80.
  6. Trần Quyết Thắng, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm tự kháng thể ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid, Luận văn thạc sĩ Y khoa, 2013.
  7. Nguyễn Văn Siêm. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh Tâm thần phân liệt tại cộng đồng, Bệnh viện tâm thần trung ương I, 2016.
  8. Nguyễn Kim Việt. Các nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả trong điều trị ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Điều trị học trong tâm thần, Bộ môn tâm thần, Đại học Y Hà Nội, 2003: 105-114.
  9. Kecbicop O.V. Bệnh tâm thần phân liệt. Tâm thần học, bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Mr, 1980: 242-288, 311-317.
  10. Nguyễn Đạt Anh và Nguyễn Thị Hương, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học Hà Nội , 2011.

11.Noroman G, Levinsky N.G. Các dịch và các chất điện phân. Các nguyên lý y học nội khoa, Biên dịch: Lê Nam Trà và Nguyễn Văn Bằng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I, 2000: 350 – 369.

  1. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương . Áp lực thẩm thấu máu, các chất điện giải. Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2005: 15 – 76.
  2. Nguyễn Gia Bình. Hạ Natri máu. Cẩm nang cấp cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2000: 207 – 210
  3. Vũ Văn Đính . Điều chỉnh nước điện giải trong cơ thể. Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2005: 34 – 35.
  4. Vũ Văn Đính và Nguyễn Thị Dụ. Rối loạn chuyển hoá nước và điện giải. Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, 1999: 11 – 26.
  5. Nguyễn Văn Hải. Các rối loạn biến động tăng hoặc giảm kali máu. Hồi sức cấp cứu nội khoa, 1990: 13 – 30.
  6. Nguyễn Công Khanh. Điều chỉnh nước và điện giải. Cẩm nang điều trị nhi khoa, Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ em Hà Nội, 1991: 245 – 255.
  7. Đặng Phương Kiệt. Liệu pháp bù nước và điện giải. Hồi sức nhi khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập I, 1998: 10 – 41.
  8. Đào Văn Phan. Các chất điện giải chính. Dược lý học lâm sàng, NXB y học, 2003: 416-427.
  9. Nguyễn Thế Toàn. Nghiên cứu nguyên nhân và cách xử trí hạ natri máu thường gặp trong hồi sức cấp cứu. Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, 2002.
  10. Lê văn Tri. Rối loạn kali máu. Cấp cứu nội khoa, Nhà xuất bản y học Hà nội, 2000: 257-258.
  11. Phùng Xuân Bình. Các dịch của cơ thể, Sinh lý học tập I, Trường Đại học Y Hà Nội, 2006: 157-165

23.Trần Thị Chính. Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, Bài giảng sinh lý bệnh, Trường Đại học Y hà Nội, 2003: 95-110

  1. Hà Phan Hải An. Rối loạn nước và điện giải, 2001: 29 – 31.

 

 

Leave A Comment