THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI

Thành viên tham gia:   

Chủ nhiệm đề tài: ThS.DS Nguyễn Thị Phương Thảo

Thư ký đề tài: CNQTKD. Đinh Thị Hằng Nga

Cộng sự: DS. Nguyễn Thị Vân Anh, KTV. Dương Văn Cần, CN. Trần Thúy Huyền                                                    

Tóm tắt: Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang 60 hồ sơ trang thiết bị y tế và thực hiện phát phiếu khảo sát 60 cán bộ quản lý, trực tiếp sử dụng trang thiết bị y tế. Trang thiết bị y tế được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (97,8%), nhóm được đầu tư nhiều nhất là thiết bị chẩn đoán hình ảnh (59,8%) và labo xét nghiệm (18%). Tần suất sử dụng của một số trang thiết bị còn thấp, trang thiết bị không sử dụng chiếm 6,67%. Chỉ 36,7% đối tượng khảo sát được đào tạo, tập huấn về sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế và 13,3% được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT. Hồ sơ các thiết bị chưa đầy đủ, chủ yếu là thiếu nhật ký vận hành và tài liệu phục vụ cho công tác bảo dưỡng sửa chữa. Thời gian sửa chữa 1-3 ngày chiếm 50%, 38,3% trong thời gian 1 tuần và 3,3% không sửa chữa được. Kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị còn thấp, nhân lực bảo dưỡng sửa chữa chưa đáp ứng yêu cầu.

  1. Đặt vấn đề:

Nghiên cứu “Thực trạng công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội” được thực hiện với mục tiêu:

Mô tả thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2023.

  • Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Hồ sơ, thông tin, lý lịch máy của 60 TTBYT có nguyên giá ≥ 10 triệu đồng, có tổng thời gian sử dụng ≥ 1 năm và 60 cán bộ y tế là lãnh đạo khoa, cán bộ y tế được giao phụ trách quản lý TTBYT, cán bộ trực tiếp sử dụng TTBYT.

– Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và mô tả cắt ngang.

– Cỡ mẫu: 60 hồ sơ trang thiết bị y tế và thực hiện phát phiếu khảo sát 60 cán bộ quản lý, trực tiếp sử dụng TTBYT

  • Kết quả và bàn luận

Nguồn nhân lực tham gia quản lý, sử dụng TTBYT: 46,7% là điều dưỡng; 28,3% là kỹ thuật viên, bác sĩ, dược sĩ chiếm 21,7%. TTBYT chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh chiếm 10% về số lượng khảo sát nhưng chiếm tỷ trọng 59,81% về nguồn vốn đầu tư, tiếp đến là trang thiết bị labo xét nghiệm với tỷ trọng 17,97% và trang thiết bị thăm dò chức năng với 14,18%. 98% nguồn vốn đầu tư cho TTBYT là nguồn ngân sách nhà nước, không có nguồn vốn xã hội hoá.

STTNhóm thiết bịSố lượngTrị giá
Số lượng (máy)Tỷ lệ (%)Trị giá (triệu đồng)Tỷ lệ (%)
 Thiết bị chẩn đoán hình ảnh610,023.596,4959,81
 Thiết bị labo xét nghiệm1525,07.088,3117,97
 Thiết bị thăm dò chức năng2643,36.338,8916,07
 Thiết bị hồi sức cấp cứu, gây mê, phòng mổ46,7162,210,41
 Thiết bị điều trị46,71.934,574,90
 Thiết bị khác58,3330,200,84
 Tổng cộng6010039.451100

Công suất sử dụng một số TTB còn thấp, trang thiết bị không sử dụng chiếm 6,7% (4/60). Nguyên nhân chính của tình trạng chưa sử dụng hết hiệu quả công suất thiết bị này là do thiếu cán bộ được đào tạo sử dụng thiết bị, và một phần kém hiệu quả đến từ việc xác định nhu cầu mua sắm chưa thực sự phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, nhu cầu chuyên môn và nguồn nhân lực.

STTTên thiết bịThực hiện (từ 01/09/2022 đến 31/08/2023)Lượt/ ngày (trung bình)
 Chẩn đoán hình ảnh (lần)  
1X-quang KTS4.78513,11
2Cộng hưởng từ3220,88
3Siêu âm3.88310,64
4Siêu âm doppler xuyên sọ00
 Xét nghiệm (tiêu bản XN)
1Huyết học158.066433,06
2Sinh hóa84.325231,03
3Điện giải5.33114,6
4Vi sinh6.10216,72
 Thăm dò chức năng
1Điện tim6.85818,79
2Điện não vi tính2.4826,80
3Điện não video40,01
4Lưu huyết não8142,23
 Khác  
1Kích thích từ xuyên sọ0  0
2Máy siêu âm điều trị00
3Máy điều trị xung điện00

Chỉ 36,7% đối tượng khảo sát được đào tạo, tập huấn về sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế và 13,3% được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT.

Đối tượng nghiên cứu (N=60)Được tập huấnKhông được tập huấn
Số lượngTỷ lệ %Số lượngTỷ lệ %
Bác sĩ, dược sĩ323,11076,9
Điều dưỡng1553,61346,4
Kỹ thuật viên423,51376,5
Cán bộ khác00,02100,0
Tổng số22 36,7%3863,3%

65-70% nhân viên y tế được tập huấn về sử dụng TTBYT và xây dựng quy trình vận hành bảo trì và an toàn sử dụng tại khoa. Một số chỉ tiêu quan trọng trong việc quản lý sử dụng lại ở mức rất thấp như việc ghi rõ người sử dụng cho mỗi lần sử dụng đạt 13,3%, thời gian mỗi lần sử dụng đạt 10%, tình trạng máy sau mỗi lần sử dụng đạt 11,7%, nhật ký theo dõi sử dụng máy đạt 20%:  

5 trong tổng số 8 nội dung về quản lý trong quá trình bảo dưỡng TTBYT có trên 50% (55-90%) đối tượng khảo sát đánh giá chưa được thực hiện, bao gồm: Không có vật tư, TTB thay thế: 90%, NVYT không được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT: 86,7%, Không xây dựng quy trình tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa: 78,3%, Không phân công nhân viên phụ trách bảo dưỡng: 68,3%, Không có đầy đủ tài liệu kỹ thuật của TTBYT: 55%.

50% TTBYT được sửa chữa trong thời gian 1-3 ngày, 38,3% trong thời gian 1 tuần và 3,3% không sửa chữa được. Kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị còn thấp, nhân lực bảo dưỡng sửa chữa chưa đáp ứng yêu cầu.

Việc thanh lý TTBYT không thực hiện hàng năm. 100% TTB thanh lý đã hết khấu hao và có thời gian sử dụng trên 10 năm.

  • Kết luận và kiến nghị

Kết luận: Trang thiết bị y tế được đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước (97,8%), nhóm được đầu tư nhiều nhất là thiết bị chẩn đoán hình ảnh (59,8%) và labo xét nghiệm (18%). Tần suất sử dụng của một số trang thiết bị còn thấp, trang thiết bị không sử dụng chiếm 6,67%. Chỉ 36,7% đối tượng khảo sát được đào tạo, tập huấn về sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế và 13,3% được tập huấn về bảo dưỡng TTBYT. Hồ sơ các thiết bị chưa đầy đủ, chủ yếu là thiếu nhật ký vận hành và tài liệu phục vụ cho công tác bảo dưỡng sửa chữa. Thời gian sửa chữa 1-3 ngày chiếm 50%, 38,3% trong thời gian 1 tuần và 3,3% không sửa chữa được. Kinh phí bảo dưỡng trang thiết bị còn thấp, nhân lực bảo dưỡng sửa chữa chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thanh lý TTBYT chưa được thực hiện hàng năm. Các TTBYT thanh lý đều hết khấu hao sử dụng và có thời gian sử dụng trên 10 năm.

Kiến nghị

* Đối với lãnh đạo khoa

– Phân công nhân sự chuyên trách quản lý và cụ thể từng TTB.

* Đối với phòng VTTBYT

– Bổ sung và hoàn thiện các quy trình vận hành, bảo trì, an toàn sử dụng

– Rà soát và bổ sung đầy đủ tài liệu kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn sử dụng cho 100% thiết bị quản lý.

– Cải thiện chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT: giảm thời gian sửa chữa, xây dựng quy trình tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa.

* Đối với Bệnh viện

– Có biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng của TTBYT đã được đầu tư.

– Hỗ trợ công tác nhân sự.

– Có kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng TTBYT cho nhân viên hàng năm.

– Xác định nhu cầu mua sắm phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, chuyên môn và nguồn nhân lực và có kế hoạch mua sắm TTB thay thế

– Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý TTBYT.

Summary

The reality of management and use of medical equipments at Hanoi Mental Hospital.

Abstract: A retrospective and cross-sectional study of 60 medical equipment records and a survey of 60 managers and direct users of medical equipments at Hanoi mental hospital shows that the medical equipments has been invested mainly from the state budget (97.8%), in which the groups with the most investment are imaging diagnostic equipments (59.8%) and testing laboratories (18%). The usage frequency of some equipments is quite low, unused equipments account for 6.67%. Only 36.7% of survey subjects were trained in using and repairing medical equipments and 13.3% were trained in maintaining medical equipments. Medical equipment records are incomplete, mainly lacking operating logs and documents for maintenance and repair work.                                                                  

Tài liệu tham khảo

1. Khổng Thị Thu Thủy (2020), Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Thành phố Hà Nội.

2. Khương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Trịnh Ngọc Thành, Mai Xuân Thu, Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thanh Hải, Bùi Việt Dũng, Lê Hồng Hải và cộng sự (2020), Nghiên cứu Thực trạng quản lý sử dụng một số thiết bị y tế ở Bệnh viện đa khoa công lập các tuyến, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.

3. Lê Minh Dũng (2020), Thực trạng quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Sản – Nhi Trà Vinh năm 2020.

4. Phạm Mạnh Tiến (2017), Thực trạng quản lý sử dụng trang thiết bị chẩn đoán tại khoa chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm hoá sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2017, Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trương Thị Hồng Linh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ Khoa học kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, Thành phố Huế.

6. Võ Tuấn Ngọc (2020), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 05, số 03-2021)