CƠ CẤU RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

  • Trang chủ
  • Nghiên cứu khoa học
  • CƠ CẤU RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

CƠ CẤU RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

Ngô Hùng Lâm*, Vũ Ngọc Úy, Chu Thị Hằng, Đỗ Văn Thắng, Nguyễn Sơn Lâm

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn tâm thần là bệnh lý thường gặp, ước tính khoảng 1/3 dân số trên thế giới đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán một rối loạn tâm thần trong đời [1]. Hiện nay, việc quản lý điều trị các rối loạn tâm thần cả nội trú và ngoại trú chủ yếu liên quan đến thuốc, các liệu pháp như giáo dục, tâm lý trị liệu còn hạn chế.

Hàng năm, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội điều trị nội trú khoảng 3.500 – 4.500  lượt bệnh nhân, với nhiều mặt bệnh đa dạng. Bệnh viện hội đủ yếu tố cơ cấu bệnh cho một bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh đại diện cho Hà Nội và khu vực đô thị lớn trong cả nước. Do đó, việc nghiên cứu cơ cấu rối loạn tâm thần ở bệnh nhân điều trị nội trú là việc làm cần thiết không chỉ cho công tác quy hoạch phát triển, đào tạo, cung cấp các dịch vụ y tế của riêng bệnh viện trong tương lai mà còn có giá trị tham khảo chung cho ngành tâm thần. Vì lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Cơ cấu rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016  đến năm  2020” với 02 mục tiêu:

Mô tả cơ cấu các rối loạn tâm thần và hành vi ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020.

Nhận xét việc sử dụng các thuốc tác động tâm thần trên đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn trên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành trên 10703 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020.

1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020 (ra viện từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020),  được chẩn đoán rối loạn tâm thần ở tất cả các mã (theo ICD -10).

Đối với bệnh nhân vào viện nhiều lần trong năm thì bệnh án được chọn là bệnh án ra viện lần cuối cùng trong năm.

1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

–  Bệnh án không đủ thông tin về chẩn đoán xác định các rối loạn tâm thần theo ICD-10.

– Bệnh án của bệnh nhân theo dõi giám định bệnh liên quan đến pháp luật và hưởng chế độ chính sách xã hội.

– Bệnh án của bệnh nhân tử vong, chuyển tuyến và trốn viện.

– Bệnh án của bệnh nhân tâm thần lang thang không có người thân cung cấp bệnh sử, tiền sử.

– Bệnh án không phải ra viện lần cuối cùng trong năm của cùng một bệnh nhân.

1.2. Thời gian địa điểm nghiên cứu:

– Thời gian: Từ tháng 04/2021 đến tháng 09/2021.

– Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Ngõ 467, Đường Nguyễn Văn Linh, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội.

1.3. Phương pháp nghiên cứu:

– Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020. Phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Cỡ mẫu: Lấy mẫu toàn bộ.

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Bảng 3.1. Đặc điểm chung về giới tính.

Chỉ số 

thống kê

Giới tính

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chung p
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Nam 1368 72,9 1511 70,0 1541 70,6 1560 70,4 1588 70,1 7568 70,7 <0,05
Nữ 509 27,1 648 30,0 643 29,4 657 29,6 678 29,9 3135 29,3
Tổng 1877 100,0 2159 100,0 2184 100,0 2217 100,0 2266 100,0 10703 100,0

– Tỷ lệ chung trong 5 năm nam giới chiếm 70,7%, nữ giới 29,3%. Tỷ  lệ nam/nữ: 2,41/1.

– Sự khác biệt về tỷ lệ nam/nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (2014) tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 48,8% và nữ chiếm 51,2% [2] vì tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chỉ có 01 khoa điều trị BN nữ (khoa điều trị A) với giường bệnh kế hoạch là 94 và 01 khoa điều trị người bệnh  tâm thần cao tuổi (khoa G) giường kế hoạch 59 điều trị cả BN nam và nữ.

Bảng 3.2. Đặc điểm chung về tuổi.

Chỉ số  thống
kê 
Nhóm

tuổi

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chung p
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
≤ 20 75 4,0 71 3,3 81 3,7 95 4,3 106 4,7 428 4,0 <0,05
21 – 30 386 20,6 432 20,0 468 21,4 393 17,7 400 17,7 2079 19,4
31 – 40 537 28,6 571 26,4 552 25,3 555 25,0 556 24,5 2771 25,9
41 – 50 417 22,2 516 23,9 528 24,2 527 23,8 531 23,4 2519 23,5
51 – 60 324 17,3 393 18,2 360 16,5 406 18,3 416 18,4 1899 17,7
> 60 138 7,4 176 8,2 195 8,9 241 10,9 257 11,3 1007 9,4
Tổng 1877 100,0 2159 100,0 2184 100,0 2217 100,0 2266 100,0 10703 100,0
Tuổi TB 40,59 ± 13,43 41,52 ± 13,56 41,33 ± 13,76 42,78 ± 14,32 42,65 ± 14,15 41,82 ± 13,89

– Tuổi  trung bình của nhóm nghiên cứu là 41,82 ± 13,89.

– Lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 31-40: 25,9% và 41-50: 23,5%.

– Lứa tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất ≤ 20 chiếm 4,0%.

– Tuổi trung bình ở các năm từ 2016 – 2020 không có sự khác biệt với p>0,05.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình cao hơn nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng (2016) là 35,8 ± 15 [2]. Điều này có thể giải thích được bệnh nhân nội trú tại các bệnh viện tâm thần chuyên khoa thường là bệnh nhân mạn tính nên tuổi trung bình cao hơn và nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất cũng cao hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi <20 chiếm tỷ lệ thấp nhất: 4,0%, điều này có thể lý giải được vì bệnh viện chỉ nhận điều trị BN nội trú >16 tuổi.

3.2. Cơ cấu rối loạn tâm thần:

Bảng 3.4. Phân bố cơ cấu rối loạn tâm thần theo nhóm bệnh lý.

Chỉ số

thống kê

Nhóm 

bệnh

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chung p
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
F00-F09 (n=575) 113 6,02 120 5,56 124 5,68 122 5,50 96 4,24 575 5,37 >0,05
F10-F19 (n=3558) 604 32,18 718 33,24 764 34,98 742 33,48 730 32,21 3558 33,24 >0,05
F20-F29 (n=5126) 938 49,97 1025 47,48 1023 46,84 1025 46,24 1115 49,21 5126 47,89 >0,05
F30-F39 (n=778) 116 6,18 161 7,46 150 6,87 185 8,35 166 7,32 778 7,27 >0,05
F40-F48 (n=124) 22 1,17 16 0,74 21 0,96 31 1,40 34 1,50 124 1,16 >0,05
Khác (n=436) 67 3,56 91 4,22 80 3,66 87 3,9 111 4,9 436 4,07 >0,05
G40-G41 (n=106) 17 0,92 28 1,30 22 1,01 25 1,13 14 0,62 106 0,99 >0,05
Tổng (n=10703) 1877 100,00 2159 100,00 2184 100,00 2217 100,00 2266 100,00 10703 100,00

Nhận xét:

– Nhóm F20-F29 chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,89%, tiếp theo là nhóm F10-F19 với tỷ lệ 33,24%.

– Sự khác biệt về tỷ lệ các nhóm bệnh ở các năm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Oslo (2016) tỷ lệ các rối loạn liên quan đến sử dụng chất là 35,71% [3]. Tỷ lệ cao của nhóm loạn thần nặng F20F29 và tỷ lệ rất thấp của nhóm F30-F39, nhóm F40-F48 không phù hợp với cơ cấu rối loạn tâm thần theo nghiên cứu của Đặng Thanh Tùng  (2014) và một số tác giả khác [4] [5].

Bảng 3.5. Phân bố nhóm bệnh ở các năm theo ngày điều trị trung bình (theo số lượt bệnh nhân điều trị).

Chỉ số

thống kê

Nhóm 

bệnh

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chung
SL Ngày ĐT TB±SD SL Ngày ĐT TB±SD SL Ngày ĐT TB±SD SL Ngày ĐT TB±SD SL Ngày ĐT TB±SD SL Ngày ĐT

TB±SD

F00-F09 180 44,70±23,87 210 35,15±19,01 222 39,01±21,08 227 39,69±20,69 198 40,30±21,26 1037 39,61±21,31
F10-F19 755 25,80±18,68 1056 21,57±11,91 1137 21,84±12,98 1129 22,11±13,27 1104 22,97±12,76 5181 22,66±13,84
F20-F29 2125 54,01±19,54 2436 45,15±16,92 2365 46,87±16,63 2366 48,80±17,79 2581 48,46±17,55 11873 48,53±17,90
F30-F39 152 41,42±20,99 242 36,27±17,30 215 34,49±18,59 268 35,47±19,44 228 36,33±18,16 1105 36,45±18,87
F40-F48 26 33,73±20,18 24 27,83±19,96 28 25,64±23,19 40 23,85±16,17 42 24,86±20,04 160 26,63±19,80
Khác 191 25,16±26,11 237 24,71±22,15 261 25,72±22,46 280 28,16±25,07 272 32,74±23,12 1242 27,52±23,89
G40-G41 19 11,37±8,04 35 20,89±17,63 27 17,85±17,99 32 11,19±8,96 19 17,16±18,45 132 16,01±15,35
Tổng 3448 44,80±23,70 4240 36,84±19,37 4255 37,52±20,06 4342 38,72±21,21 4444 39,82±20,39 20729 39,34±21,05

– Ngày điều trị TB chung cho các năm là: 39,34±21,05. Cao nhất là năm 2016: 44,80±23,70. Tăng dần ngày điều trị TB từ 2017 – 2020 trung bình mỗi năm tăng 01 ngày. Ngày điều trị TB của nhóm F20- F29 cao nhất: 48,53±17,90. Nhóm F10-F19: 22,66±13,84. Thấp nhất là nhóm bệnh động kinh: 16,01±15,35. Nhìn chung năm 2016 các nhóm có ngày điều trị TB cao nhất trong các năm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ngày điều trị TB thấp hơn rõ rệt so với nghiên cứu của Vũ Ngọc Úy (2016): 43,25 ± 27,50 ngày [6], cao hơn nghiên cứu của  Samrankitdamrong (2013): 14,9 ± 15,1 ngày [5]. Sự khác biệt này do BN nội trú đa phần bị bệnh lâu năm, nhiều bệnh nhân kháng thuốc nên thời gian điều trị kéo dài. Mặt khác, nhiều bệnh nhân bị gia đình thiếu quan tâm bệnh viện phải liên lạc nhiều lần mới đến đón bệnh nhân ra viện. Một số bệnh nhân bệnh viện phải làm thủ tục chuyển lên trung tâm điều dưỡng tâm thần của Thành phố mất nhiều tháng nên làm kéo dài thời gian nằm viện.

 

Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh phối hợp theo nhóm bệnh.

Chỉ số 

thống kê

Nhóm 

bệnh

Tim mạch Nội tiết- Chuyển hóa Tim mạch +

NT-CH

Khác
Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất %
F00-F09 (n=575) 56 9,74 26 4,52 8 1,39 171 29,74
F10-F19

(n=3558)

336 9,44 158 4,44 8 0,22 667 18,75
F20-F29

(n=5126)

227 4,43 163 3,18 20 0,39 213 4,16
F30-F39

(n=778)

44 5,66 47 6,04 5 0,64 30 3,86
F40-F48

(n=124)

12 9,68 2 1,61 1 0,81 8 6,45
Khác

(n=436)

11 2,52 12 2,75 0 0,00 49 11,24
G40-G41

(n=106)

4 3,77 1 0,94 0 0,00 33 31,13
Tổng

(n=10703)

690 6,45 409 3,82 42 0,39 1171 10,94

– Bệnh lý tim mạch gặp nhiều nhất ở nhóm F00-F09, F40-F48 và F10-F19 tương ứng là 9,74%, 9,68%  và 9,44% các nhóm bệnh lý khác (bao gồm cả tiêu hóa): 18,75%. Kết quả này cho thấy các bệnh lý phát sinh do nghiện rượu ma túy thường liên quan đến tim mạch, tiêu hóa và nội tiết.

– Bệnh lý NT-CH gặp tỷ lệ cao ở 3 nhóm: F30-F39, F00-F09 và F10-F19. Số lượng NB bị  bệnh TM-CH gặp nhiều nhất ở nhóm F00-F09: 1,39%. Các nhóm bệnh lý khác gặp nhiều ở nhóm Động kinh: 31,13%, F00-F09: 29,74%.

Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Ngọc Úy (2016) và có thể giải thích được đây là nhóm bệnh lý do nguyên nhân các bệnh lý thực tổn não, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể [6].

3.3.  Sử dụng thuốc tác động tâm thần ở các nhóm đối tượng:

Bảng 3.7. Phân bố nhóm thuốc tác động tâm thần trên nhóm bệnh lý.

Chỉ số

thống

Nhóm

bệnh

An thần kinh Chống trầm cảm Kháng động kinh Seduxen
Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất %
F00-F09

(n=575)

544 94,61 29 5,04 309 53,74 282 49,04
F10-F19

(n=3558)

3396 95,45 244 6,86 127 3,57 3176 89,26
F20-F29

(n=5126)

5126 100,00 53 1,03 435 8,49 3208 62,58
F30-F39

(n=778)

743 95,50 206 26,48 486 62,47 631 81,11
F40-F48

(n=124)

84 67,74 94 75,81 3 2,42 108 87,10
Khác

(n=436)

417 95,64 11 2,52 141 32,34 206 47,25
G40-G41

(n=106)

17 16,04 1 0,94 106 100,00 64 60,38
Tổng (n=10703) 10286 96,10 638 5,96 1602 14,97 7675 71,71

– 100% BN nhóm F20-F29 sử dụng thuốc ATK. Nhóm sử dụng ít thuốc ATK nhất là nhóm ĐK. Điều này phù hợp với chỉ định chính của hầu tất cả các thuốc ATK do đặc điểm của nhóm bệnh lý này là bệnh lý loạn thần [7].

– Nhóm sử dụng thuốc CTC cao nhất là F40-F48: 75,81%, tiếp theo là nhóm F30-F39: 26,48%. Các nhóm khác sử dụng không đáng kể.

– Nhóm thuốc KĐK được sử dụng 100% ở BN động kinh tiếp theo là nhóm F30-F39: 62,47%, nhóm F00-F09: 53,74%.

– Seduxen được sử dụng khá phổ biến ở các nhóm . Cao nhất ở nhóm F10-F19: 89,26%. Các nhóm khác sử dụng với tỷ lệ cao là F40-F48: 87,10%, F30-F39: 81,11%.  Kết quả này phù hợp với chỉ định trong điều trị BN rối loạn tâm thần do sử dụng ma túy và chất tác động tâm thần.

Bảng 3.8. Sử dụng thuốc tác động tâm thần ở nhóm F20-F29.

Chỉ số

thống

Nhóm

bệnh

An thần kinh Chống trầm cảm Kháng động kinh Seduxen
Tần suất % Tần suất % Tần suất % Tần suất %
F20 (n=3572) 3572 100,00 23 0,64 308 8,62 1928 53,98
F21 (n=219) 219 100,00 0 0,00 11 5,02 159 72,60
F22 (n=378) 378 100,00 1 0,26 14 3,70 255 67,46
F23 (n=619) 619 100,00 12 1,94 25 4,04 582 94,02
F25 (n=106) 106 100,00 12 11,32 71 66,98 73 68,87
F29 (n=232) 232 100,00 5 2,16 6 2,59 211 90,95
Tổng (n=5126) 5126 100,00 53 1,03 435 8,49 3208 62,58

– 100% BN nhóm F20-F29 được sử dụng thuốc ATK. Điều này phù hợp với chỉ định của thuốc trên nhóm bệnh loạn thần.

– Nhóm F25 sử dụng thuốc CTC cao nhất với tỷ lệ 11,32%.

– Thuốc  thuốc KĐK được sử dụng cao nhất ở nhóm bệnh lý F25. Kết quả này phù hợp với chỉ định và thể bệnh của F25 là rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm và hưng cảm.

– Seduxen được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các nhóm bệnh, cao nhất ở F29 với 90,95%, F23: 94,02%. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ngô Hùng Lâm (2016), tỷ lệ seduxen sử dụng ở BN F20 là 77,55% [8]. Tuy nhiên lại cao hơn nghiên cứu của Ngô Hùng Lâm (2018), tỷ lệ sử dụng seduxen ở BN F20 là 42.40% [9].

Bảng 3.9. Sử dụng Clozapine ở nhóm người bệnh tâm thần phân liệt F20.x.

Chỉ số

thống kê

Nhóm bệnh

Sử dụng Clozapine Không sử dụng Clozapine
SL % SL %
F20.0 (n=1652) 132 7,99 1520 92,01
F20.1 (n=3) 0 0,00 3 100,00
F20.2 (n=4) 0 0,00 4 100,00
F20.3 (n=77) 0 0,00 77 100,00
F20.4 (n=4) 0 0,00 4 100,00
F20.5 (n=1829) 74 4,05 1755 95,95
F20.6 (n=1) 0 0,00 1 100,00
F20.9 (n=2) 0 0,00 2 100,00
Tổng (n=3572) 206 5,77 3366 94,23

– Tỷ lệ sử dụng thuốc clozapine ở nhóm F20: 5,77%.

– Tỷ lệ sử dụng clozapine chỉ gặp ở F20.0: 7,9% và F20.5 là 4,05 %. Clozapine chỉ định chủ yếu ở BN F20 kháng trị, theo các nghiên cứu tỷ lệ F20 kháng trị  khoảng 30%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi BN F20 được sử dụng clozapine thấp có thể do BN có chống chỉ định hoặc bác sĩ sử dụng liệu pháp phối hợp thuốc ATK điều trị F20 kháng trị.

Bảng 3.10. Sử dụng thuốc chống loạn thần ở người bệnh tâm thần phân liệt.

Chỉ số

thống kê

Nhóm

bệnh

An thần kinh cũ An thần kinh mới Phối hợp thuốc
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
F20 (n=2) 1 50,00 1 50,00 0 0,00
F20.0 (n=1650) 439 26,61 461 27,94 750 45,45
F20.1 (n=3) 0 0,00 1 33,33 2 66,67
F20.2 (n=4) 1 25,00 0 0,00 3 75,00
F20.3 (n=77) 12 15,58 39 50,65 26 33,77
F20.4 (n=4) 1 25,00 3 75,00 0 0,00
F20.5 (n=1829) 633 34,61 967 52,87 229 12,52
F20.6 (n=1) 0 0,00 0 0,00 1 100,00
F20.9 (n=2) 1 50,00 1 50,00 0 0,00
Tổng (n=3572) 1088 30,46 1473 41,24 1011 28,30

– Tỷ lệ sử dụng thuốc ATK mới cao hơn nhóm ATK cổ điển tương ứng là 41,24% so với 30,46%. Tỷ lệ dùng thuốc ATK mới ở thể F20.5 cao hơn rõ rệt so với ATK cổ điển (52,87% so với 34,61%). Không có sự khác biệt về 2 nhóm thuốc này ở thể F20.0.

– Tỷ lệ phối hợp thuốc ATK là 28,30%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tỷ lệ phối hợp thuốc ATK trên BN F20 trong nghiên cứu của Ngô Hùng Lâm (2018) là 50% [9]. Tỷ lệ phối hợp thuốc cũng gặp tỷ lệ cao ở nhóm F20.0: 45,04% cho thấy đây là thể bệnh mà triệu chứng đa dạng nên việc phối hợp nhiều loại thuốc sẽ giải quyết tốt hơn tình trạng này.

 

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hồi cứu trên 10703 bệnh án điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong 05 năm  từ 2016  đến 2020. Chúng tôi có kết luận sau:

Cơ cấu các rối loạn tâm thần và hành vi ở bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2020.

– Nhóm F20-F29 chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,89%, tiếp theo là nhóm F10-F19 với tỷ lệ 33,24%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các nhóm bệnh giữa các năm với p>0,05.

– Trong nhóm F00-F09, F06 chiếm tỷ lệ cao nhất: 55,48%. Nhóm F10-F19: F10 chiếm tỷ lệ cao nhất: 44,27%, nhóm F19: 29,57%. Nhóm F20-F29: F20 chiếm tỷ cao nhất với 69,68%. Nhóm F30-F39: Tỷ lệ F31 chiếm cao nhất với 70,10%, Tiếp theo là F32: 17,10%. Nhóm F40-F48:  F41 chiếm tỷ lệ cao nhất: 61,29%, tiếp theo là F43: 20,97%.

– Bệnh nhân nam giới chiếm 70,7%. Tỷ  lệ nam/nữ: 2,41/1

– Tuổi trung bình trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41,82 ± 13,89. Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 31-40: 25,9%.

– Ngày điều trị trung bình: 32,83±19,90 ngày. Năm 2016 ngày điều trị TB cao nhất: 36,82±21,98 , các năm tiếp theo không có sự thay đổi rõ rệt. Ngày điều trị TB cao nhất ở nhóm F20- F29: 41,75 ± 19,50 ngày.

– Thời gian mắc bệnh trung bình là 10,60±10,30 năm, cao nhất ở nhóm F20-F29 là 13,35±11,18 năm

– Tỷ lệ mắc bệnh lý đồng diễn thấp và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cao nhất ở nhóm bệnh lý tim mạch năm 2019: 8,30 %. Bệnh lý tim mạch cũng gặp cao ở nhóm F00-F09: 9,74%.

Sử dụng các thuốc tác động tâm thần trên đối tượng nghiên cứu.

– 100% Bệnh nhân nhóm F20-F29 được sử dụng thuốc ATK mới. Trong đó 41,24% bệnh nhân F20 được sử dụng thuốc ATK, 5,77% bệnh nhân F20 được sử dụng clozapine và 28,30% bệnh nhân F20 được phối hợp từ 2 loại thuốc ATK. Nhóm F10-F19 có >90% bệnh nhân sử dụng ẠTK; Trong nhóm F10 thì F10.5 sử dụng ATK cao nhất với  tỷ lệ 98,72%. Nhóm F30-F39 có 100% bệnh nhân F30 và 99,46% bệnh nhân F31 được kê đơn thuốc ATK.

– Thuốc CTC được sử dụng cao nhất ở nhóm F40-F48: 75,81%. Nhóm F30-F39 có 26,48% bệnh nhân dùng thuốc CTC trong đó 98,46% bệnh nhân F33 và 96,99 bệnh nhân F32.

– Thuốc KĐK được sử dụng ở 100% bệnh nhân động kinh. 62,47% bệnh nhân F30-F39 sử dụng thuốc này, cao nhất là F31: 83,88% và F30: 61,54%.  Các nhóm bệnh lý khác được sử dụng với tỷ lệ thấp.

– Thuốc Seduxen được sử dụng với tỷ lệ cao ở tất cả các nhóm bệnh lý. Thấp nhất ở nhóm F00-F09 với tỷ lệ 49,04%.

 

Tài liệu tham khảo

1. Z. Steel, C. Marnane, C. Iranpour et al (2014). The global prevalence of common mental disorders: a systematic review and meta-analysis 1980-2013. Int J Epidemiol, 43 (2), 476-93.

2. Nguyễn Kim Việt và Nguyễn Thị Thanh Nga Đặng Thanh Tùng (2014). Phân tích cơ cấu bệnh của bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần năm 2011. Tạp chí Y học dự phòng Tâp XXIV, 4(153), tr:78-84.

3. Gudde C.B. Oslo T.M., Moljord I.E.O. et al (2016). More than just bed: Mental health service users’ experience of self – referral admission. International Journal of Mental Health Systems. (2016) 10:11. Doi10.1186/s13033-016-0045-y.

Nguyễn Việt (2001). Triển vọng của ngành sức khỏe tâm thần ở Việt Nam vào năm 2001. Nội san Tâm thần học, Hội Tâm thần học; số 5, tr: 1-7.

5. Ittasakul P. Samrankitdamrong W. (2013). Prevalence of Mental Disorders and Characteristics of Psychiatric Patient in Inpatient Unit Ramathibodi Hospital. Journal of The Psychiatic Association of Thailand, 58(4), p: 433-442.

6. Vũ Ngọc Úy (2016). Cơ cấu rối loạn tâm thần ở bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2010 và 2015. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2. Học viện Quân Y.

7. Sadock V.A. Sadock B.J. (2004). Psychotherapies – Biological Therapies. Kaplan & Sadock’s Concise Textbook of Clinical Psychiatry. Lippicott Williams & Wilkins, p: 396-504.

8. Ngô Hùng Lâm (2016). Khảo sát thực trạng sử dụng Diazepam trên bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2016.

9. Ngô Hùng Lâm (2018). Thực trạng sử dụng thuốc tác động tâm thần trên người bệnh tâm thần phân liệt điều trị nội trú. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2018.

 

Leave A Comment