NHẬN XÉT MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT NỮ ĐIỀU TRỊ BẰNG CLOZAPIN

NHẬN XÉT MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT NỮ ĐIỀU TRỊ BẰNG CLOZAPIN

Đỗ Văn Thắng*, Lê Thị Hảo, Nguyễn Quang Bính và các cộng sự

 

Tâm thần phân liệt là một loạn thần nặng, khá phổ biến, có tính chất tiến triển. Theo rất nhiều nghiên cứu, khoảng 1/3 đến 1/2 người bệnh tâm thần phân liệt luôn ở giai đoạn bệnh hoạt động bất chấp điều trị hóa dược hoàn hảo. Các người bệnh này có khuynh hướng trở nên suy giảm dần chức năng xã hội và nghề nghiệp. Clozapin vẫn được nhiều tác giả coi là tiêu chuẩn vàng để điều trị tâm thần phân liệt kháng thuốc, là thuốc duy nhất được chứng minh tốt hơn Chlorpromazine và các thuốc an thần kinh cổ điển khác trong điều trị tâm thần phân liệt kháng trị.

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện hạng một đầu ngành tâm thần của thành phố Hà Nội, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị nội trú những ca bệnh khó, bệnh tâm thần phân liệt kháng thuốc. Trong đó việc sử dụng Clozapin trong điều trị tâm thần phân liệt kháng thuốc là khá phổ biến. Chính vì vậy để làm cơ sở giúp các bác sỹ lâm sàng sử dụng Clozapin có hiệu quả hơn trong điều trị tâm thần phân liệt chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu của mình với mục tiêu sau.

Mô tả một số tác dụng không mong muốn thường gặp ở người bệnh tâm thần phân liệt nữ nội trú điều trị bằng Clozapin tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội.

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu dự kiến được tiến hành tại khoa điều trị A – Bệnh viện tâm thần Hà Nội từ tháng 5/2021 đến tháng 10/2021.

1.2. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm tối 61 người bệnh được điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần Hà Nội thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ dưới đây.

*  Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu

– Bao gồm các người bệnh thoả mãn tiêu chuẩn chẩn đoán TTPL theo ICD-10F dành cho nghiên cứu và có chỉ định điều trị bằng  Clozapine (Sunsizopin 25mg; 100mg, Lepigin 25mg; 100mg): dùng thuốc lần đầu hoặc đã ngừng thuốc > 03 ngày nay dùng lại.

– Có thời gian theo dõi và điều trị nội trú khi sử dụng Clozapine từ 01 tháng trở lên.

* Tiêu chuẩn loại trừ

– Loại trừ các người bệnh có các bệnh lý nội khoa nặng kèm theo như: viêm gan, suy thận…

– Loại trừ các người bệnh không có người nhà cung cấp bệnh sử, tiền sử.

– Người bệnh không hợp tác trong quá trình nghiên cứu làm xét nghiệm.

– Người bệnh có thời gian theo dõi dùng thuốc < 01 tháng.

  1. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh: Mô tả các tác dụng không mong muốn gặp ở người bệnh trong quá trình điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội.

Các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Clozapine theo dõi các tác dụng không mong muốn.

2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Gồm 61 người bệnh thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ trên.

Chọn mẫu thuận tiện: tất cả các người bệnh thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đều được lựa chọn vào nghiên cứu.

I.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm nhóm tuổi hiện tại

STT Nhóm tuổi n = 61 % p
1 < 20 5 8,20  

 

<0,051

2 20- 30 13 21,31
3 31-40 32 52,46
4 > 40 11 18,03
  Tuổi trung bình 36,45 ± 12,53
  Cao nhất: 65 tuổi Thấp nhất: 15 tuổi

                               1 Chi-Square: 9,692,  df: 3 ,  Asymp. Sig. 0,021

Nhóm người bệnh tuổi từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là: 30,77%. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 36,33 ± 12,47 tuổi. Sự khác biệt ở các nhóm trên có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

 

 

Bảng 2. Đặc điểm thể bệnh

STT Thể bệnh n = 61 % p
1 Tâm thần phân liệt thể paranoid 33 54,10  

<0,05*

2 Tâm thần phân liệt thể di chứng 23 37,70
3 Tâm thần phân liệt thể thanh xuân 5 8,20
Tổng 61 100

* Chi-Square: 7,231,  df: 2 ,  Asymp. Sig. 0,035

Tâm thần phân liệt thể Paranoid là nhóm bệnh lý gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ 54,10%; gặp ít nhất là nhóm tâm thần phân liệt thể thanh xuân chỉ gặp ở 05 người bệnh chiếm tỷ lệ 8,20%. Sự khác biệt giữa các nhóm bệnh có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2. Các tác dụng không mong muốn thường gặp.

Bảng 3. Tần suất một số nhóm tác dụng không mong muốn .

STT Tác dụng không mong muốn Tần suất Tỷ lệ %
1 Ngoại tháp 0 0.00
2 Cơn co giật 1 1.64
3 Tim mạch 25 40.98
4 Nội tiết. 3 4.92
5 Chuyển hóa 8 13.11
6 Huyết học 6 9.84
7 Khác 29 47.54

Tác dụng không mong muốn thường gặp ở nhóm khác và nhóm tim mạch gặp với tần suất cao nhất lần lượt là 29 người bệnh và 25 người bệnh chiếm tỷ lệ 47,54%; 40,98 %.

Tác dụng không mong muốn về ngoại tháp không thấy xuất hiện trong nghiên cứu.

Chỉ có 01 người bệnh có biểu hiện co giật chiếm tỷ lệ 1,64%.

Bảng 3.7. Thời gian xuất hiện tác dụng không mong muốn

TT Tác dụng không mong muốn Tuần 1 Tuần 2 Tuần4 Tuần 8
TS % TS % TS % TS %
1 Ngoại tháp(n=) 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00
2 Cơn co giật(n=1) 0 0,00 0 0,00 1 1,64 0 0,00
3 Tim mạch(n=21) 15 24,59 6 9,84 4 6,56 0 0,00
4 Nội tiết. (n=3) 0 0,00 0 0,00 0 0,00 3 4,92
5 Chuyển hóa(n=8) 0 0,00 0 0,00 0 0,00 8 13,11
6 Huyết học(n=6) 0 0,00 1 1,64 2 3,28 3 4,92
7 Khác(n=25) 18 29,51 7 11,47 4 6,56 0 0,00

Trong tuần thứ nhất, chỉ thấy nhóm tác dụng không mong muốn trên tim mạch và nhóm khác xuất hiện ở 15 người bệnh; 18 người bệnh lần lượt chiếm tỷ lệ là 24,59%; 29,51%.

Ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4 nhóm tác dụng không mong muốn xuất hiện với tỷ lệ cao nhất là nhóm khác và nhóm tim mạch tương ứng cùng với tỷ lệ 9,84%-6,56% và 11,47- 6,56%.

Ở tuần thứ 8, tác dụng không mong muốn xuất hiện nhiều nhất ở nhóm chuyển hóa (08 người bệnh) chiếm tỷ lệ 13,11%. Không thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn trên tim mạch và nhóm khác.

Bảng 3.9. Số tác dụng không mong muốn trên một người bệnh.

STT Số tác dụng không mong muốn n Tỷ lệ %
1 Không có 25 40,98
2 1-2 23 37,70
3 3-4 11 18,04
4 > 4 2 3,28
5 Tổng 61 100,00
6 Trung bình 1,16 ±  0,78

Người bệnh có từ 1-2 tác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất (23/61 người bệnh) chiếm tỷ lệ 37,70%. Thấp nhất là nhóm người bệnh có trên 4 tác dụng không mong muốn (2/61 người bệnh) chiếm tỷ lệ 3,28%.

Người bệnh không có tác dụng không mong muốn nào (25/61 người bệnh) chiếm tỷ lệ 40,98%.

Số tác dụng không mong muốn trung bình trên 01 người bệnh 1,16 ±  0,78.

Bảng 3.14. Tác dụng không mong muốn liên quan tới tuổi khởi phát.

STT Tác dụng không mong muốn < 20 (n=20) 20-30 (n=35) >30 (n=6)
Tần suất % Tần suất % Tần suất %
1 Ngoại tháp(n=0) 0 0,00 0 0,00 0 0,00
2 Cơn co giật (n=1) 1 5,00 0 0,00 0 0,00
3 Tim mạch (n=21) 8 40,00 9 25,71 4 66,67
4 Nội tiết. (n=3) 1 5,00 1 2,86 1 16,67
5 Chuyển hóa (n=8) 3 15,00 3 8,57 2 33,33
6 Huyết học (n=6) 2 10,00 3 8,57 1 16,67
7 Khác (n=25) 7 35,00 13 37,14 5 83,33

Ở nhóm người bệnh có tuổi khởi phát dưới 20 tuôi có 40% người bệnh sử dụng thuốc có tác dụng không mong muốn trên tim mạch.

Ở nhóm người bệnh có tuổi khởi phát trên 30 tuổi có tới 66,67% người bệnh có tác dụng không mong muốn trên tim mạch.

3.2.10. Tác dụng không mong muốn liên quan đến thời gian bị bệnh.

Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn liên quan đến thời gian bị bệnh.

STT Tác dụng không mong muốn 0-5 năm (17) 6-10 năm(16) 11-15 năm(13) > 15 năm (15)
TS % TS % TS % TS %
1 Ngoại tháp(n=0) 0 0,00 0 0,00 0 0.00 0 0.00
2 Cơn co giật(n=1) 0 0,00 0 0,00 1 7.69 0 0.00
3 Tim mạch(n=21) 5 29,41 6 37,50 4 30.77 6 40.00
4 Nội tiết. (n=3) 1 5,88 1 6,25 1 7.69 0 0.00
5 Chuyển hóa(n=8) 1 5,88 2 12,50 2 15.38 3 20.00
6 Huyết học(n=6) 1 5,88 1 6,25 1 7.69 3 20.00
7 Khác (n=25) 6 35,29 5 31.25 7 53.85 7 46.67

Nhóm người bệnh có thời gian bị bệnh bị bệnh trên 15 năm, tác dụng không mong muốn khác gặp với tần suất cao nhất 46,67%. Không có trường hợp người bệnh nào có tác dụng không mong muốn trên hệ nội tiết, co giật, ngoại tháp.

3.2.11. Tác dụng không mong muốn liên quan liều điều trị .

Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn liên quan đến liều điều trị.

STT Tác dụng không mong muốn Không p
n Liều TB (mg) n Liều TB (mg)
1 Tuần 1 24 72,54 ± 25,75 37 63,68  ± 21,76 0,014
2 Tuần 2 25 134,34 ±78,63 36 123,53  ± 89,54  0,061
3 Tuần 4 21 246,78  ±91,76 40 245,57  ± 92,43 0,132
4 Tuần 8 22 284,54  ± 98,64 39 291,53  ± 101,23 0,153

Ở tuàn thứ 1, liều điều trị trung bình ở nhóm người bệnh có tác dụng không mong muốn là: 72,54 ± 25,75 mg và ở nhóm không có tác dụng không mong muốn là 63,68  ± 21,76mg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tác dụng không mong muốn của Clozapine ở 61 người bệnh nữ tâm thần phân liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm Thần Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2020 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Kết quả cho thấy, nhóm tác dụng không mong muốn khác (bao gồm sốt, nhìn mờ, nhìn đôi, chảy dãi khi ngủ, táo bón, chóng mặt…) chiếm tần suất cao nhất là 47,54%. Tiếp theo là nhóm tác dụng không mong muốn trên tim mạch gặp với tần suất 40,98%; chuyển hóa gặp với tần suất 13,11%; huyết học, nội tiết, cơn co giật gặp với tần suất tương ừng là 9,84%, 4,92%, 1,64%. Không gặp người bệnh nào có tác dụng không mong muốn ngoại tháp.

Tác dụng không mong muốn trên tim mạch xuất hiện nhiều nhất ở tuần thứ nhất với tần suất là 24,59%; ở các tuần sau tần suất xuất hiện giảm dần, tuần thứ 2 là 9,84%, tuàn thứ 4 là 6,56% và đến tuần thứ 8 không thấy xuất hiện tác dụng không mong muốn trên tim mạch nữa.

Tác dụng không mong muốn trên hệ nội tiết và hệ chuyển hóa, ở những tuần đầu như tuần 1, 2,4 không xuất hiện các biểu hiện nào. Đến tuần thứ 8 mới xuất hiện lần lượt với tần suất là 4,29%, 13,11%.

Số tác dụng không mong muốn trung bình trên 01 người bệnh là: 1,82 ±  0,78.

Nhịp xoang nhanh là tác dụng không mong muốn gặp nhiều nhất ở nhóm tim mạch với tần suất là 29,51%.

Tác dụng không mong muốn có liên quan đến liều lượng thuốc điều trị ở thời điểm tuần thứ nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cao Tiến Đức (2016), “Tâm thần phân liệt”, Bệnh học tâm thần, Giáo trình giảng dạy sau đại học, Học viện Quân y, NXB Quân đội Nhân dân, trang 234-273.
  2. H Y Meltzer, (1997), Treatment-resistant schizophrenia–the role of clozapin, Curr Med Res Opin 1997;14(1):1-20..
  3. Steven G. Potkin et al (2020), The neurobiology of treatment-resistant schizophrenia: paths to antipsychotic resistance and a roadmap for future research , npj Schizophrenia (2020) 6:1.
  4. Antonio Vita et al (2019 ), Treatment-Resistant Schizophrenia: Genetic and Neuroimaging Correlates, Frontiers in Pharmacolog, April 2019 | Volume 10 | Article 402.
  5. Michael T C. (2021), Treatment-Resistant Schizophrenia, Medscape,

Saturday, March 6, 2021, https://www.medscape.org/viewarticle/507283.

  1. Ngô Ngọc Tản, Nguyễn Văn Ngân và cộng sự (2005), “Phần tâm thần phân liệt ”, Bệnh học tâm thần, Giáo trình giảng dạy sau đại học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr 177 – 214.
  2. Seong S. et al (2009), “Treatment-Resistant Schizophrenia”, Psychiatric Times, Vol 26, n8, p23- 45.
  3. Nguyễn Thị Vân (2003) Nghiên cứu đặc điểm trí tụê ở người bệnh TTPL thể paranoid và thể di chứng bằng test trí tuệ Wechsler“, Luận văn Thạc sỹ y học -Học viện Quân y.
  4. Rober R.; Deanna L (2001);Management of treatment resistance in schizophrenia”, Bio Psychiatry , 50, p 898-991.
  5. Caspi A.; Davidson M.; Tamminga CA. (2004), “Treatment refractory Schizophrenia”, Dialogues in clinical Neuroscience, vol 6- No1, p 34-42.
  6. Gelder M.G., Ibor L., Juan J. et al (2000), “ Momtor symptoms and signs”, Schizophrenia: a conceptual history, New Oxford Texbook of Psychiatry, First Edition. Copyright Oxford University Press, p 66 – 69 and p 568 -571.
  7. Sidney Bloch; Bruce S. Singh, Trần Viết Nghị và cs biên dịch (2003), ” Lạm dụng chất ”, Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2003.
  8. Bùi Quang Huy (2016), Tâm thần phân liệt, Nhà xuất bản y học , Hà Nội 2016.
  9. Nguyễn Văn Tuấn (2005),  Đặc điểm ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt, Tạp chí nghiên cứu y học 38(5), 2005, tr 70-74.
  10. Tổ chức Y tế Thế giới (1992), “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (PLBQT-10F)  về các rối loạn tâm thần và hành vi, Tổ chức Y tế thế giới. Genever.
  11. American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of  Mental  Disorders, 5th, DSM-5, 2013.
  12. Alves T. ; Pereira JR.; Elkis H. (2005), “ The psychopathological factors of refractory schizophrenia”, Rev Bras Psiq, 27(2), p 108-112.
  13. Istvan B. et al (2004); “Olanpine vernus clozapin in treatment  resistant or treatment  intolerant schizophrenia”, Progress in Neuro- Psychopharmacology and Biological Psychiatry n 28, p 173-180.
  14. Barnes TR.; McEvedy CJ., (1996), “Pharmacological treatment strategies in the non- responsive schizophrenic patient”, Int Clin. Psychopharmacol n 11, suppl 2, p 67-71.

 

Leave A Comment