* Tên đề tài: Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
* Thành viên tham gia: Thạc sĩ. Vũ Duy Tôn, Kỹ sư CNTT. Phạm Thị Hiên, BSCKII. Lê Thị Thuý, KT. Nguyễn Thị Nhàn, KTV. Nguyễn Thị Hồng Nhung – Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
* Tóm tắt
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp hồi cứu số liệu. Nghiên cứu không can thiệp, chỉ quan sát; Kết quả: chỉ số BMI trung bình của người bệnh là 24,39 ± 3,36; nhóm người bệnh gầy có chỉ số BMI <18,5 chiếm tỷ lệ 4,9%; nhóm người bệnh có chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9 ở mức bình thường chiếm tỷ lệ là 22%; nhóm người bệnh thừa cân và béo phì có chỉ số BMI > 23 chiếm tỷ lệ 73,1%; Kết luận: Người bệnh đái tháo đường thừa cân và béo phì là chủ yếu, chế độ ăn bệnh lý chưa đảm bảo tỷ lệ cân đối các thành phần dinh dưỡng và thiếu vitamin A,D,C…Và một số chất khoáng như Calci, Magie, Sắt…
1. Đặt vấn đề
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là yếu tố quan trọng, cần thiết góp phần vào sự thành công của điều trị. Hải thượng Lãn Ông xưa kia đã nói “thức ăn là thuốc”, chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần phòng được bệnh, chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần điều trị bệnh và chế độ ăn hợp lý cũng làm cho người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngày nay với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, mô hình bệnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng có nhiều thay đổi. Sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây là gánh nặng cho ngành y tế và xã hội [3].
Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội” với 2 mục tiêu: (1) Đánh giá thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh Tâm thần có đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2021. (2) Nhận xét một số yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: gồm tất cả người bệnh tâm thần có bệnh lý kèm theo đái tháo đường điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021. thời gian nằm viện ≥ 5 ngày. Tiêu chuẩn loại trừ loại trừ: các đối tượng không đồng ý hợp tác tham gia sau khi đã được nói rõ mục đích của nghiên cứu, thời gian nằm viện < 5 ngày, các người bệnh đã là đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này từ các lần nhập viện trước.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp hồi cứu số liệu. Nghiên cứu không can thiệp, chỉ quan sát.
3. Kết quả và bàn luận
3.1. Thực trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân trắc của NB nghiên cứu (n= 41)
Số đo nhân trắc |
Giới tính |
|
Nam n=23 |
Nữ n=18 |
|
Cân nặng (kg) |
70 ± 11,63 |
55 ± 7,51 |
Chiều cao (cm) |
166 ± 5,47 |
155 ± 6,38 |
BMI (kg/m2) |
25 ± 3,69 |
24 ± 2,72 |
24,39 ± 3,36 |
Bảng trên cho thấy như sau: chỉ số BMI trung bình của đối tượng NC là 24,39 ± 3,36
Kết quả NC của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thuý Dung (2019), có BMI trung bình là 24,2 ± 3,6 [6].
Biểu đồ 3.1. Chỉ số BMI của NB nghiên cứu (n= 41).
Biểu đồ trên cho thấy chỉ số BMI của người bệnh lúc vào viện như sau: nhóm người bệnh gầy có chỉ số BMI <18,5 chiếm tỷ lệ 4,9%; nhóm người bệnh có chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9 ở mức bình thường chiếm tỷ lệ là 22%; nhóm người bệnh thừa cân và béo phì có chỉ số BMI > 23 chiếm tỷ lệ 73,1% trong tổng số 41 mẫu nghiên cứu.
Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát và cộng sự (2017-2018), trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2: bình thường, thừa cân & béo phì, gầy lần lượt là 53,3%, 41,7%, 5% [48]. Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Vũ Duy Tôn (2020), nghiên cứu trên 140 người bệnh tình trạng dinh dưỡng: gầy là 15,7%, bình thường là 65%, thừa cân & béo phì là 19,3% [50].
Bảng 3.2. So sánh cân đối P, L,G của khẩu phần (n= 41).
Bảng trên cho thấy khẩu phần ăn như sau: Năng lượng ăn trung bình là 2145 ± 92,16 kcal/ngày cao hơn nhu cầu khuyến nghị. Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của Vũ Duy Tôn (2020), năng lượng ăn trung bình là 2.141 ± 60 kcal/ngày [50]. Kết quả NC của chúng tôi khác với kết quả NC của một số tác giả như Nguyễn Thuý Dung (2018), năng lượng ăn trung bình là 1.293 ± 326 kcal/ngày [6]. Vũ Thị Ngát là (2017-2018), 1.634 kcal/ngày [48].
Số lượng gam protein: lipid : glucid khẩu phần trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 69g : 40g : 373g. Kết quả NC của chúng tôi tương đồng với tác giả Vũ Duy Tôn (2020), protein, lipid, glucid lần lượt là P: 73g, L: 44g, G: 362g tỷ lệ các chất sinh năng lượng là P:L:G = 13,5 : 18,5 : 68 [50]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi khác với kết quả một số tác như Nguyễn Thuý Dung (2018), protein, lipid, glucid lần lượt là P: 59,7g, L: 34,2g, G: 187,1g tỷ lệ các chất sinh năng lượng là P:L:G = 18,3:23,7:58 [6].
Tỷ lệ % Protein động vật/Protein tổng số được khuyến nghị 30-50% [43], trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 31,8% đạt nhu cầu khuyến nghị thấp. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thuý Dung (2018), là 52% [6].
Tỷ lệ % Lipid thực vật/Lipid tổng số được khuyến nghị từ 30-50% [43], trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này là 37,5% đạt nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thuý Dung (2018), là 43% [6].
Theo nhu cầu khuyến nghị, lượng calci cung cấp hang ngày là 1.000mg, tỷ lệ Ca/Phos là yếu tố giúp hấp thu calci, hạn chế loãng xương được khuyến nghị nên đạt > 0,8 tốt nhất là tỷ lệ 1:1 [43], trong nghiên cứu của chúng tôi lượng calci trung bình khẩu phần là 259 ± 0,43mg, tỷ lệ đạt là 30,7% thấp hơn nhu cầu khuyến nghị. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thuý Dung (2018), là 44% [6].
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người bệnh được bổ sung vitamin (n= 41)
Mô hình ăn uống của dân số nói chung ở nhiều nước châu Á và châu Mỹ phản ánh rằng họ thường bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3 thiết yếu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh được bổ sung vitamin là rất cao chiếm 85,4%, số người bệnh không phải bổ sung vitamin chiếm tỷ lệ là 14,6% trong tổng số 41 mẫu nghiên cứu.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Yếu tố liên quan giữa BMI của NB theo chỉ số huyết áp (n= 41)
Huyết ápBMI |
Bình thường |
Cao |
Tổng số |
|||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Gầy ≤ 18,49 |
2 |
100,0 |
0 |
0,0 |
2 |
100 |
Bình thường 18,5 – 22,99 |
6 |
66,7 |
3 |
33,3 |
9 |
100 |
Thừa cân & béo phì ≥ 23 |
12 |
40,0 |
18 |
60,0 |
30 |
100 |
Tổng số |
20 |
48,8 |
21 |
51,2 |
41 |
100 |
Test p |
Test p< 0,05 |
Tăng huyết áp khiến đường huyết tăng cao, làm bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng nhanh hơn và gia tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân do tăng huyết áp cản trở dòng máu được lưu thông tới thận (gây tác động tới đái tháo đường); gây biến chứng võng mạc, mù lòa, mắc bệnh ký ở thận. Do đó, người bệnh đái tháo đường có kèm tăng huyết áp luôn được ưu tiên điều trị làm giảm huyết áp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, NB đái tháo đường bị huyết áp cao chiếm tỷ 51,2%. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của Nguyễn Đình Phú (2015), (50,7%) [42]. Nguyễn Thuý Dung (2019), (49,6%) [6].
Bảng 3.4. Yếu tố liên quan giữa BMI của NB theo chỉ số Glucose (n= 41)
GlucoseBMI |
Bình thường |
Cao |
Tổng số |
|||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Gầy ≤ 18,49 |
0 |
0,0 |
2 |
100,0 |
2 |
100 |
Bình thường 18,5 – 22,99 |
0 |
0,0 |
9 |
100,0 |
9 |
100 |
Thừa cân & béo phì ≥ 23 |
6 |
20,0 |
24 |
80,0 |
30 |
100 |
Tổng số |
6 |
14,6 |
35 |
85,4 |
41 |
100 |
Test p |
Test p> 0,05 |
Nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của nhiều tác giả, tăng chỉ số BMI có mối liên quan chặt chẽ với đái tháo đường, rối loạn dung nạp glucose. Điều này được giải thích bởi hiện tượng thừa cân, tăng khối lượng tế bào mỡ, tăng acid béo tự do ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát dẫn đến đề kháng insulin là nguyên nhân của rối loạn chuyển hoá glucose và đái tháo đường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, NB đái tháo đường type 2 bị rối loạn đường huyết chiếm tỷ lệ cao 85,4%.
Kết quả của chúng tôi tương đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Phú (2015), (81,3%) [42]. Nguyễn Thuý Dung (2019), (84,6%) [6].
Bảng 3.5. Yếu tố liên quan giữa BMI của NB theo chỉ số Cholesterol (n= 41)
CholesterolBMI |
Bình thường |
Cao |
Tổng số |
|||
n |
% |
n |
% |
n |
% |
|
Gầy ≤ 18,49 |
0 |
0,0 |
2 |
100,0 |
2 |
100 |
Bình thường 18,5 – 22,99 |
3 |
33,3 |
6 |
66,7 |
9 |
100 |
Thừa cân & béo phì ≥ 23 |
12 |
40,0 |
18 |
60,0 |
30 |
100 |
Tổng số |
15 |
36,6 |
26 |
63,4 |
41 |
100 |
Test p |
Test p> 0,05 |
Cân nặng của cơ thể có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác nhau. Khi BMI tăng, huyết áp, cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL, hay cholesterol “có hại”), chất béo trung tính tryglicerides, đường trong máu và tình trạng viêm cũng đều tăng theo. Những thay đổi này đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc các bệnh động mạch vành, đột quỵ và tử vong do tim mạch đều tăng. Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng ảnh hưởng của tình trạng thừa cân với huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu chỉ chiếm khoảng một nửa nguy cơ mắc bệnh động mạch vành liên quan đến béo phì…
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, NB đái tháo đường type 2 bị rối loạn Lipid máu. Cholesterol tăng cao chiếm tỷ lệ 63,4% trong tổng số mẫu nghiên cứu, chủ yếu ở nhóm người bệnh thừa cân & béo phì BMI ≥ 23.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả của Nguyễn Thuý Dung (2019), (64,6%) [6].
Bảng 3.6. Yếu tố liên quan nhóm tuổi theo BMI người bệnh (n= 41)
Nhóm tuổi |
BMI |
|
||
Không bình thường |
Bình thường |
Cộng |
||
Nhóm tuổi ≤ 50 |
17 (81,0%) |
4 (19,0%) |
21 (100,0%) |
= 6,037p= 0,049 |
Nhóm tuổi 51 – 60 |
4 (100,0%) |
0 (0,0%) |
4 (100%) |
|
Nhóm tuổi ≥ 61 |
8 (50,0%) |
8 (75,0%) |
16 (18,8%) |
|
Cộng |
29 (70,7%) |
12 (29,3%) |
41 (100,0%) |
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tiểu đường là thuộc tuýp 2 và chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của các loại hình thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt và nền kinh tế công nghiệp hóa đã khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng. Tuổi khởi phát tiểu đường có thể gặp ở cả trẻ em và người trẻ trong bất kỳ độ tuổi nào.
Trong NC của chúng cho thấy nhóm tuổi ≥ 61 có tỷ lệ thừa cân & béo phì nhỏ hơn nhóm tuổi ≤ 50 (18,8% so với 57,1). Chung cho cả nhóm thừa cân & béo phì là 46,3%, gầy thấp nhất 4,9% và bình thường là 48,8%. p < 0,001 → Sự khác biệt giữa nhóm tuổi với chỉ số BMI của NB có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát (2017-2018), trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2: bình thường, thừa cân & béo phì, gầy lần lượt là 53,3%, 41,7%, 5% [48]. Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu Vũ Duy Tôn (2020), gầy là 15,7%, bình thường là 65%, thừa cân & béo phì là 19,3% [50].
Bảng 3.7. Yếu tố liên quan giới theo chỉ số BMI của người bệnh (n= 41)
Giới |
BMI |
|
||
Không bình thường |
Bình thường |
Cộng |
||
Nam |
18 (78,3%) |
5 (21,7%) |
23 (100,0%) |
|
Nữ |
11 (61,1%) |
7 (38,9%) |
18 (100,0%) |
|
Cộng |
29 (70,7%) |
12 (29,3%) |
41 (100,0%) |
Kết quả NC của chúng tôi cho thấy yếu tố liên quan giữa giới tính theo chỉ số BMI của người bệnh ĐTĐ type 2, tỷ lệ thừa cân & béo phì ở nam giới cao hơn nữ giới (59,1% so với 31,6%). Chung cho cả nhóm thừa cân & béo phì là 46,3%, bình thường là 48,8% và gầy thấp nhất 4,9%. Với p > 0,05 → Sự khác biệt giữa nam và nữ về thực trạng dinh dưỡng của NB không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Phú (2015), nam cao hơn nữ (58,1% so với 32,8%), bình thường, thừa cân & béo phì, gầy lần lượt là 53,3%, 41,7%, 5% [42]. Kết quả của chúng tôi khác với nghiên cứu của Vũ Thị Ngát và cộng sự (2017-2018), nam cao hơn nữ (48,5% so với 31,6%), bình thường, thừa cân & béo phì, gầy lần lượt là 50,3%, 41,7%, 8% [48]. Vũ Duy Tôn (2020), nam cao hơn nữ (77,3% so với 54,1%), gầy là 15,7%, bình thường là 65%, thừa cân & béo phì là 19,3% [50].
4. Kết luận và kiến nghị
Kết luận:
– Chỉ số BMI trung bình 24 ± 3,36; cân nặng và chiều cao trung bình của nam cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người bệnh gầy chiếm tỷ lệ 4,9%; thừa cân & béo phì chiếm tỷ lệ 46,3%; bình thường chiếm tỷ lệ 48,8%.
– Khẩu phần ăn trung bình của người bệnh là 2145 ± 92,16 kcal/ngày, đạt 107,2% theo nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ cân đối của khẩu phần P: L: G là 14% : 17% : 69%. Tỷ lệ % Protein động vật/Protein tổng số, tỷ lệ này là 31,8% đạt nhu cầu khuyến nghị ở mức thấp, tuy nhiên số gam protein ăn thực tế 69 ± 1,34g/ngày cao hơn nhu cầu khuyến nghị là 68g/ngày. Tỷ lệ % Lipid thực vật/Lipid tổng số, tỷ lệ này là 37,5% đạt nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên số gam Lipid ăn thực tế 40 ± 2,60g/ngày, thấp hơn nhu cầu khuyến nghị là 52g/ngày.
– Người bệnh đái tháo đường type 2 bị rối loạn đường huyết, chiếm tỷ lệ cao là 85,4% trong tổng số mẫu NC.
– Người bệnh đái tháo đường type 2 bị rối loạn Lipid máu có chỉ số Cholesterol tăng cao, chiếm tỷ lệ 63,4% trong tổng số mẫu NC.
– BMI theo tuổi, nhóm tuổi ≥ 61 có tỷ lệ thừa cân & béo phì nhỏ hơn nhóm tuổi ≤ 50 (18,8% so với 57,1). Người bệnh thừa cân & béo phì chiếm tỷ lệ là 46,3%, gầy thấp nhất 4,9% và bình thường là 48,8%. p < 0,001
– BMI theo giới của người bệnh ĐTĐ type 2, tỷ lệ thừa cân & béo phì ở nam giới cao hơn nữ giới (59,1% so với 31,6%). Chung cho cả nhóm thừa cân & béo phì là 46,3%, bình thường là 48,8% và gầy thấp nhất 4,9%. Với p > 0,05
Kiến nghị:
-
Tăng cường giáo dục, truyền thông về tác hại của bệnh và cách phòng ngừa. Thay đổi lối sống, tăng cường hoạt động thể lực, chế độ ăn hợp lý. Can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2, suy dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng đối với người bệnh thừa cân và béo phì.
-
Người bệnh đái tháo đường hạn chế ăn tinh bột, giảm định lượng gạo xuất ăn từ 442,68 ± 13g/người/ngày xuống 300g/người/ngày, tăng thêm vào lượng thịt hoặc các chế phẩm từ cá và nhóm rau xanh và hoa quả chín cho người bệnh. Đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng sinh năng lượng như protin, lipid, glucid, các vitamin và chất khoáng.
-
Đề nghị cấp trên tăng định mức tiền ăn cho người bệnh, bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Name of the subject:
Nutritional status in diabetes patients who receive inpatient treatment at Hanoi Psychiatric Hospital
Summary:
The study used a descriptive cross-sectional method with analysis combined with retrospective data. Non-interventional, observational study; Results: The patient’s average BMI was 24.39 ± 3.36; the group of thin patients with BMI < 18.5 accounted for 4.9%; the group of patients with BMI from 18.5 – 24.9 in the standard figure accounts for 22%; a group of overweight and obese patients with BMI > 23 accounted for 73.1%; Conclusion: People with diabetes are overweight and obese mainly, the pathological diet has not yet ensured a balanced ratio of nutritional components and lack of vitamins A, D, C…And some minerals like Calcium, Magnesium, Iron…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 |
Shaw JE, Sincre RA, Zimmet PZ (2010), Global estimates of the prevalence of diabetes for 2010 and 2030, Diabetes Res Clin Pract, 87(1), 4-14. |
2 |
Chan JC, Malik V, Jia W, et al (2009), Diabetes in Acia, Epidemiology, risk factors, and pathophysiology, JAMA 2009; 301:2129-2140 |
3 |
Trường Đại học Y Hà Nội (2016), Dinh dưỡng cơ sở. Tr 23. |
4 |
Toàn Nguyễn Khánh (2010), tại sao cần phải phát hiện và điều trị tiền đái tháo đường, http://www.Ichnhan.vn/tin-suc-khoe/tai-sao-can-phat-hien-va-dieu-tri-tien-dai-thao-duong/ |
5 |
International Diabetes Federation (IDF), (2010), http://www.Diabetessatlas. Org/content/what-is-diabetes Accessed 25th August 2014. |
6 |
Nguyễn Thuý Dung (2018), Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương năm 2018 tr 50. |
7 |
American Diabetes Association (2011), Standards of Medical Care in Diabetes – 2011, Diabetes Care, Vol. 34 (1), S13. |
8 |
Hippisley- Cox J. (2009), Predicting risk of type diabetes in England and Wales: Prospective derivation and validation of QDScore, BMI, 338-b880, 17/3/2009. |
9 |
Hoàng Trung Vinh (2006), Kháng insulin và chức năng tiết của tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tuổi trên 60, Tạp chí Y học thực hành, số 616-617, tr252. |
10 |
Nguyễn Thy Khuê (2007), Bệnh đái tháo đường, Nội tiết học đại cương, NXB Y học, 373. |
11 |
Nguyễn Thy Khuê và cộng sự (2009), Phân loại đái tháo đường, Khuyến cáo về bệnh đái tháo đường, NXN Y học, 15-17. |
12 |
American Diabetes Association (2008), Standards of Medical Care ij Diabetes – 2008, Diabetes Care, Vol. 31(1), S 13,14,20. |
13 |
Visceral Fat (Active Fat) http://www.diabetes.co.uk/finance.html Accessed 15th May 2015. |
14 |
World Health Organization/International Diabetes Federation (2007), Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and Its Comolications, Report of a WHO/IDF Consultation, 1-3. |
15 |
Nguyễn Hải Thuỷ (2009), Bệnh tim mạch trong đái tháo đường, NXB Đại học Huế, 25. |
16 |
American Diabetes Association (2010), Diagnosis and Vlassification of Diabetes Mellitus, Diabetes Care, Vol.33, S62-S66. |
17 |
https://nhandan.com.vn/tieu-diem-hangthang/roi-loan-tam-than-lien-quan-den-stress-dang-bao-dong-629433/ |
18 |
Center for Disease Control and Prevention (2011), Get the Facts on Diabetes, CDC-Info, Atlanta, GA 30333, USA, 26/01/2011. |
19 |
Farouq I. Al Zurba and Ahmad Al Garf (1996), Prevalence of diabetes mellitus among Bahrainis attending primary health care centres, The Eastern Mediterranean Health Jourmal, Vol.11 (2), 274. |
20 |
Powers A.C., (2008), Diabetes Mellitus, The Principles of arrison’s Internal Medicine, McGraw Hill Medical, 17th, pp.2280-2282. |
21 |
Haffner S.M. (1997), The Prediabetic Problem: Development of non-insulin-dependent diabetes mellitus and related abnormalities, journal of Diabetes and Its Complications, Vol.11 (2), 69. |
22 |
Hales C.N., Barker D.J.P (2001), The Thrifty Phenotype Hypothesis Type 2 Diabetes, Oxford Journal, British Medical Bulletin, Vol.60 (1),13. |
23 |
Grundy SM et al (2005), Insulin Resistance and Pre-diabetes: Diagnosis and Management of the Metabolic Syndrome, Circulation, Vol.112,2735. |
24 |
Dự án Việt Nam-Hà Lan, Trường Đại Y Hà Nội (2011), Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học Y học, NXB Y học Hà Nội, 128-130. |
25 |
WHO (2003), Diet, nutrition and the prevention of chronic disease. WHO technical report series nr 916. |
26 |
The American Heart Association Dietary guidelines for 2000: A summary report. Nutrition reviews 2001, 9, 298-302. |
27 |
Willett W.C (2007), Overview and perspective in humam nutrition. Asia. Pac. J.clin. Nutr 2008, 17[S1], 1-4. |
28 |
Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2007), Bảo vệ tính hợp lý trong các bữa ăn truyền thống Việt Nam ở thời kỳ chuyển tiếp về dinh dưỡng. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm 2007, 2 & 3, 2-12. |
29 |
Schwarz PE., Li J., Linstrom J. et al (2009), Tool for predicting the risk of type 2 diabetes in daily practice, Pubmed 19021089,86,2/2009. |
30 |
American Diabetes Association (2010), Standards of Medical Care in Diabetes-2010, Diabetes Care, Vol.33 (1), S11-S61. |
31 |
Goldstein B.J., Muller-Wieland D. (2007), Epidemiology of Type 2 Diabetes, Type 2 Diabetes, Information Health Care 2nd, New York-London, 3. |
32 |
David R. Whiting, Leonor Guariguata, Clara Weil, Jonathan Shaw (Dec 2011), IDF Diabetes Atlas: Global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030, Diabetes Res Clin Pract, 94(3), 3-321. |
33 |
Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Quang Bảy, Tạ Văn Bình (2005), Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực Hà Nội (lứa tuổi trên 15), kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và chuyển hoá Việt Nam lần II, NXB Y học, 490. |
34 |
Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường – các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, NXB Y học, Hà Nội. |
35 |
Trần Minh Long, Nguyễn Văn Hoàn (2012), Một số yếu tố liên quan đái tháo đường típ 2 ở đối tượng có nguy cơ cao nhóm tuổi từ 30-69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường, Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, Quyển 1. Số 6,tr.23,224. |
36 |
Dzoãn Thị Tường Vi (2011), Nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ với tỷ lệ đái tháo đường típ 2 ở đối tượng 30-60 tuổi tại Bệnh viện 19.8. Tạp chí Y học thực hành. Số 8 (775-776), 2011, 496. |
37 |
WHO (2003). Surveillance of risk factors for noncommunicable disease: The WHO STEP wise approach. Geneva: 2-24. |
38 |
Trần Hữu Dàng (2006), Leptin và chất tiết ra từ mô mỡ nguồn gốc bệnh tật do béo phì, Tạp chí Y học thực hành, số 548, 338-345. |
39 |
Cullmann M., Hilding A., Ostenson C.G. (2011), Alcohol consumption and risk of pre-diabetes and type 2 diabetes development in a Swdish population, A Journal of the British Diabetic Association, DOI: 10.111/j.1464,9/2011. |
40 |
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 (2007), Thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25-64 tuổi. NXB Y học. |
41 |
Quyết định số 77/2002/QĐ-TTg, về việc phê duyệt Chương trình Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002-2010. thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te.aspx |
42 |
Nguyễn Đình Phú (năm 2014-2015), “Tình trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh cán bộ, bệnh viện trung ương Quân đội 108”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. |
43 |
Viện Dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. |
44 |
Trịnh Thị Thái (2013), “Khảo sát biến chứng thận và một số yếu tố liên quan ở BN Đái tháo đường typ 2 cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương”, Luận văn BSCKII, Trường ĐH Y Hà Nội. |
45 |
Lê Thị Phương Huệ (2013), “Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có bệnh thận mãn tính”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. |
46 |
Nguyễn Công Thành (2015), “Nhận xét tỷ lệ và mức độ bệnh thận mạn tính do đái tháo đường typ 2 tại khoa thận – tiết liệu Bệnh viện Bạch Mai”, Khoá luận tốt nghiệp BS CK, Đại học Y Hà Nội. |
47 |
Trịnh Thị Thanh Huyền (2004), “Nhận xét về tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận điều trị tại khoa thận – tiết liệu Bệnh viện Bạch Mai”, Khoá luận tốt nghiệp BSYK, Đại học Y Hà Nội. |
48 |
Vũ Thị Ngát, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2017-2018), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương”. Tạp chí nghiên cứu Y học 113(4)-2018,38-45. |
49 |
Hoàng Trung Vinh và cộng sự (2018), Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm bệnh thận đái tháo đường theo phân loại KDIGO-2012 trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Kỷ yếu hội nghị nội tiết – ĐTĐ lần thứ 11,222-228. |
50 |
Vũ Duy Tôn (2020), “Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội năm 2020” Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long. |
51 |
Bệnh viện Tâm thần Hà Nội (2017), Quyết định số 141/QĐ-BVTTHN ngày 12 tháng 7 năm 2017 của Giám đốc BVTTHN. Về việc hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. |
52 |
Shaheen Lakhan SE, Vieira KF. Nutritional therapies for mental disorders. Nutr Jr. 2008;7:2.[PMC free article] [PubMed] [Google Scholar |